thù… Phật dạy sống tâm vô lượng – dĩ ân báo óan mới giải thoát được cho
mình. Khuấy đục lên chum nước đã lắng cặn rồi, mình vẫn phải dùng. Coi
như Trời thử sức mình. Suốt đời tôi chẳng hại ai, cuối đời thanh thản
Lúc đất nước còn chia cắt, nhiều lần tôi qua khu chợ Hàng Da, cái tên
cửa hiệu Nhà thuốc tân dược VŨ THỊ SỬU chữ nổi vẫn còn dù bị phủ lên
nhiều rêu mốc. Có lần tôi dừng lại trước cửa, chẳng để làm gì, bần thần một
lúc rồi đi. Dấu tích còn đây mà người xưa đâu tá?! Chị thuộc lứa anh chị
lớn của tôi. Ngày nước nhà mới độc lập, Tây dựa vào Đồng minh đánh
chiếm lại Nam bộ, nghe nói chị xung phong Nam tiến, sau rồi không hiểu
sao chị lại về thành? Tuy nhiên tôi vẫn tin tưởng, lấy đó làm cơ sở và được
chị che chở tận tình. Ngòai việc bán buôn, chị rất khéo tay nấu nướng và
nhờ đó tôi mau lại sức, chỉ việc ăn và lo công việc. Đến nay chị vẫn sống
độc thân và dù lớn tuổi nhưng rất chăm sự học. Với tôi lúc nào chị cũng ân
cần rộng lượng bao dung và tuyệt nhiên không bao giờ chị kể ra những việc
đã làm nên tôi cũng không hiểu chị có mối quan hệ thế nào với kháng chiến
nhưng không dám hỏi vì chúng tôi vẫn quen nếp cũ không ai tò mò tọc
mạch công việc của nhau dù là thật bụng tôi rất muốn biết chị có tác động
gì tới ông anh cả Vũ Văn Mẫu trong những hoạt động xã hội ở miền Nam
trước ngày giải phóng? Người học vấn như ông mà giữ trọn nghiệp thầy thì
thật là đáng quý!
Hai bà mẹ tôi và mẹ chị quen nhau từ lâu. Mẹ tôi thường kể cho các
con như một tấm gương: “Cùng trong vận nước mà mỗi nhà một phận. Hà
thành mình có bà Phúc Thái. Dưới cảng Phòng có bà Cát Hanh Long. Đều
là góa phụ mà đảm đang tần tảo, một tay gây dựng cơ đồ đình đám, nuôi
con thành đạt. Bỗng dưng một bà mất cả của lẫn người. Một bà thì tha
phương tứ tán. Mất của còn có cơ tạo dựng lại được chứ mất người thì vô
phương” !
Cụ Phúc Thái quê ở Ứng Hòa, Hà Đông nhưng hai cụ sớm bỏ nghề
nông, lên Hà thành phát triển nghề thêu. Cụ ông mất sớm, cụ bà không biết
chữ mà đảm đang, buôn bán và dạy con đều giỏi. Người Hà nội xưa kể lại
ngày vua Bảo Đại hồi loan, ra kinh lý Hà thành, con đường dọc phố Hàng
Nón trải thảm đỏ rực, hương án bày trước mỗi nhà, rước ngài ngự thăm cửa