hàng thêu nổi tiếng ở nhà số 24. Mấy người con trai đều được cho qua Pháp
học, đỗ đạt thành danh cả.
Năm 1950, giữa lúc chiến sự đang ngả chiều sang kháng chiến, ông
con trai út Vũ Như Canh nhận bằng Tiến sỹ vật lý quốc gia xuất sắc của
trường Đại học Montpellier danh giá đã bỏ lại cái ghế giáo sư đại học ở
Paris trở về Hà Nội trước sự ngạc nhiên của bà con họ tộc bạn bè. Ngày
Pháp thua liểng xiểng ở Điện Biên Phủ nhấp nhổm bỏ miền Bắc chạy vào
Nam, và khi cả gia đình di cư vào Sài Gòn đi thì ông Tiến sỹ Vật lý Vũ
Như Canh nặng lòng với kháng chiến, khăng khăng ở lại. Có người khuyên
cộng sản khó lắm, “dân tây” không chịu nổi đâu! Nhưng ông cười bảo: Ông
Nguyễn Ái Quốc cũng “dân tây”! Vả khó chi bằng cụ Phúc Thái nhà tôi? –
Thân mẫu ông nghiêm huấn lắm. Không hiểu ông giáo sư đã phải chịu
những gì nhưng tôi được biết một số chuyện quanh ông. Các bạn sinh viên
Khoa Vật lý trường Đại học Sư phạm hồi ấy đều nhớ mãi ông thầy dáng
dấp trí thức, đẹp người tốt tính, miệng không cười mà tươi roi rói, cao sang
và đôi mắt sâu thẳm vừa lơ đãng vừa chăm chú, đặc biệt hấp dẫn bởi những
giờ giảng “chay” không giáo án giáo trình. Ông thường ngồi trên bục quay
mặt vào bảng tay viết miên man, miệng nói thao thao không thừa một lời,
không trùng một ý. Tuy nhiên ngòai chuyên môn học thuật ra ông không
bàn luận gì về chuyện nhân tình thế sự trong khi xã hội ví nhà trường như
một khuôn máy cái sản xuất ra những cỗ máy con để cho ra nhiều sản phẩm
là những con người vừa hồng vừa chuyên. Ông nói chuyện thoải mái theo
phong cách tây “toa”, “moa” với mọi người. Có lúc ông buột miệng gọi
“Frère Hồ”. Người nghe tái mặt. Bà Hoàng Thị Thế (con cụ Hoàng Hoa
Thám cũng dân tây) thì cứ oang oang ngay cả ở chỗ đông người. Ông giải
thích: Trong từ ngữ Pháp thì “Frère” (Anh) mới thật là thân thiết. Cũng như
người Inđônêxia có từ “Bung” (người anh lớn). “Bung Hồ” cũng như
“Bung Cácnô”, là người anh rất đáng quý trọng. Một thời ông như người
lạc lõng chơi vơi giữa biển!
Vào những năm khó khăn, một hôm tôi tới thăm một người bạn, tình
cờ bạn chỉ vào tấm bình phong khung được giát khảm bằng cẩm thạch,
khoe nó vốn là của giáo sư Tiến sỹ Vũ Như Canh! Ngày đó không hiếm gì