- Ừa… Nếu không có công to với nước đại Pháp thực dân, sao được
vậy? Ắt phải làm cho nước mẹ mình khốn khổ, là mang tội đại bất hiếu chớ
sao!
- Sinh thời Bác Hồ, đã có Hội nghị khoa học xem xét cẩn trọng
chuyện này, có sự tham gia của nhiều nhà khoa học danh tiếng và những vị
lãnh đạo uy tín, đức độ và đầy trách nhiệm. Một người quan trọng thời đó
còn đến bây giờ là nhà sử học Trần Văn Giàu...
- Phải ông Sáu Giàu thì người Lục tỉnh quá rành! Thời trẻ, xin ông già
cho qua Pháp học hứa sẽ lấy hai bằng Tiến sỹ. Vậy mà bỏ dở sự học đi làm
cách mạng. Hết Côn Đảo đến Tà Lài, dạy học trong tù tây còn nể mặt. Ra
tù về lạy cha nhận tội bất hiếu không tròn lời hứa. Ông già hổng giận còn
khen: Lúc quốc gia vong biến biết lấy trung thay hiếu là đại nghĩa!
- Dạ, cụ là bậc thầy tài năng đức độ. Những gì xảy ra ở xứ Nam bộ
này cụ rành như sáu câu vọng cổ. Giờ gần trăm tuổi rồi, sức tuy yếu nhưng
còn tỉnh, cụ bảo: “Chuyện này đã bàn nát nước, công khai, lý tình cân nhắc,
coi như đã chốt lại rồi, còn bới ra làm chi nữa”!
- Cha dạy học, con đốt sách là thế đấy! Thời nào cũng có… Thế những
người đó là ai?
- Toàn là học giả cả đấy!
- Thời này chẳng biết ai học giả, ai học thiệt! Mấy ông tui biết, chỉ
thấy cắp cặp đi họp thay vì cắp sách đi học, đùng một cái khai có hai ba
bằng đại học xịn! Xem ra thời nay có máy học thay người, sướng qúa. Còn
tụi tui ngày xưa học đại, nghĩ tới cái bằng cấp như chuyện trên trời! Coi bộ
mấy ông học giả này cũng nổi tiếng dữ ha?
- Nhìn bằng cấp và chức sắc của họ khối người lé con mắt!
- Thời nay chẳng biết sao. Tui đọc báo thấy có mấy nhà tỷ phú cũng đi
lừa hàng chục tỷ Đô. Mà những người có dư tiền của giao cho người khác
đâu phải tay vừa, dễ dụ? Thì ra kiếm cái bằng dễ chừng nào, dễ lừa được
người mà cũng dễ bị người lừa!
- Người xưa nói Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài, vận vào mọi thời
đều đúng. Nhưng đấy là chuyện của người ta… Nói ra không ít người nhột,