được cho dân. Mấy người không có được đức ấy thì có gì vinh để tôn lên?
Không dưng lấy tiền của dân, dựng người lên thành tượng, tượng hóa thành
người. Người thiệt người giả ngày ngày ngó lơ nhau, khó coi qúa! Người
chết rồi là thoát tục, muốn được siêu thoát. Chỉ người sống mới ham hố
ganh đua… Coi chừng làm khổ người ta!
Tôi nói để ông đỡ nặng lòng:
- Dù sao đấy mới chỉ là ý muốn của người này, người nọ. Phải chờ hạ
hồi phân giải.
Nét mặt ông tươi lên:
- Nói vậy thôi chớ có người say thì còn có người tỉnh, có người dại
còn có người khôn, còn có người trên sáng suốt. Tui nghe nói cả nước ra
sức học tập tấm gương Cụ Hồ. Tui già rồi, học không vô, nói ra không
được. Nhưng tui chắc một điều: Bác Hồ là người Việt Nam yêu nước nhất!
Học Bác nhiều thứ thì khó lắm, mà trước hết là học tấm lòng cần-kiệm-
liêm-chính hết mình vì nước vì dân, được tới đâu là phúc nhà phúc nước tới
đó. Sẽ không ai cậy quyền thế hà hiếp bức ép nhau, không ai tham của
người lấy làm của mình, không ai được đặc quyền đặc lợi, là mọi người sẽ
tin nhau, thương nhau chớ gì? Dân tình được yên ổn, đất nước hòa bình là
sướng nhất. Chú văn hay chữ tốt làm sao nói ra dùm tui điều đó.
Tôi hứa với ông:
- Tốt nhất là có dịp nào tôi kể i xì câu chuyện của chú cháu mình.
Khen chê mặc người.
Chú cháu tôi chia tay nhau bịn rịn hả hê.