HÀ NỘI BỂ DÂU - Trang 29

đắp cái đập gọi là Cố Ngự Uyển nối giữa hai làng để giữ cá lại. Sau này
người ta biến âm đi! Ở đây có nghề mành nên trồng nhiều trúc. Đời nhà
Trịnh chỗ này là lãnh cung an trí các cung nữ bị thất sủng. Các cô phải tự
túc bằng cách trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa đẹp lắm nên mới có tên là Trúc
Bạch…

Chúng tôi chợt giật mình vì xưa nay cứ nghĩ con đường ngăn giữa một

cái hồ to với một cái hồ nhỏ thắt lại như là cổ con cá ấy! Thực ra có mấy ai
chịu lục tìm cái đống kiến thức ngổn ngang ghi trong sử sách đâu! Chẳng
qua bởi cái thói lười nghĩ, quen theo đã nhiễm thành nếp sống làm cho
mình thành người dớ dẩn mà đâu có biết!

Anh quay về chuyện cũ:
… Đến đấy nó mới hỏi mình: - Mày có dám bơi ra Tháp Rùa không?
- Để làm gì?
Nó đi sát vào tôi nói thật nhỏ : - Cắm cờ!
- Cờ gì? – Tôi ngạc nhiên hỏi.
- Ngốc ạ! Cờ ta, cờ độc lập chứ chẳng lẽ cờ đám ma?
Hiểu ra tôi hưởng ứng ngay: - Chơi liền! Nhưng cờ lấy đâu ra?
- Chuyện đó khỏi lo. Vội vàng hấp tấp qúa hỏng việc. Đầu tiên phải

tìm hiểu, điều tra tình hình xung quanh và cụ thể lòng hồ ra sao đã, rồi sẽ
bàn kế sau!

Nó rủ thêm thằng Khâm nhà ở hiệu nhuộm Tân Tân phố Hàng Trống,

sát hiệu may Bùi Huy Nhượng nhìn sang hồ. Ba đứa cứ lúc nào nghỉ học là
hẹn nhau xuống rặng ổi Lò Lợn – Lương Yên tắm ao cho quen và xin máu
bò tươi uống để có sức chịu lạnh. Khi về lại khuấy động quanh hồ. Lúc đó
người ta còn thưa vắng lắm. Chợ họp ngay chỗ Trại Hàng hoa dọc phố
Hàng Khay. Lúc thì giả vờ đi câu cá mương quanh quẩn ven hồ. Lúc thì
mang quả bóng ra quần… đá tung xuống nước, lại thay nhau lội xuống hồ
vớt bóng – Anh cười hỏi trêu chúng tôi:

- Là dân mòn gót trên các phố phường, bờ đầm, bờ sông Hà Nội như

các ông đây đố ai biết hồ Hòan Kiếm nông sâu tới đâu và dưới đáy nó thế
nào chưa?

Chúng tôi lắc đầu chờ. Anh giải thích liền một mạch

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.