Chúng tôi lảng đi:
- Mỗi người một việc, hơi đâu để ý làm gì. Như em đưa đường, các
anh có bao giờ hỏi chỗ này chỗ nọ là đâu không?
- Ối giời ơi, “Oai oái như phủ Khóai xin cơm”! Cái phủ Khóai Châu
này ai mà chẳng biết!
- Thế em làm được gì nào?
- Nữ du kích Hòang Ngân làm gì cũng được!
- Thế em có biết Hòang Ngân là ai không đã? – Tôi truy.
Cô trả lời vanh vách:
- Là một nữ chiến sỹ cách mạng dũng cảm kiên cường từng vào tù ra
khám. Chị là người lãnh đạo Hội phụ nữ cứu quốc đấy.
Là chiến sỹ của Mặt trận Hà Nội, chúng tôi còn biết chị đã đính hôn
với nhà cách mạng Hòang Văn Thụ và sau Cách mạng tháng Tám, chị là
người trẻ nhất trong số những cán bộ lãnh đạo quan trọng của Thủ đô. Tiếc
thay hai anh chị đều hy sinh để lại tấm gương trung trinh bất khuất; đồng
chí, đồng bào đều cảm phục mến thương.
Từ đấy, chúng tôi nghĩ ra chuyện dạy thêm chữ cho các cô vào những
thời gian trống. Chủ yếu là chép chính tả và mấy phép tóan cơ bản thôi. Bài
thơ Bên kia sông Đuống của Hòang Cầm dài thế mà Hòa thuộc và ví von
tài lắm. Có lần đang đi cô ấy khóat tay bảo:
- Xanh xanh bãi mía bờ dâu ngô khoai biêng biếc / Nằm nghiêng
nghiêng trong kháng chiến trường kỳ… Các anh thấy có đúng không này?
Trời tối, một bên là triền sông, một bên lao xao trong gió tiếng lá cọ
vào nhau xột xoạt. Chúng tôi cảm thấy cái thần của câu thơ lay động trong
lòng.
Một hôm tôi nhận lệnh phải bắt một “cái lưỡi” quan trọng để khai
thác thông tin. “Cái lưỡi” này là thằng tây đồn trưởng mới điều về. Tất
nhiên phải bàn với anh em du kích. Bàn bạc mãi cuối cùng thống nhất phải
dùng mỹ nhân kế. Chúng tôi giao nhiệm vụ cho Hòa. Cô giãy nảy lên:
- Eo ôi… Đi cặp kè với con khỉ lông lá xồm xòam ấy em sợ lắm!
Chả là thằng trung uý trẻ này có bộ râu quai nón tỉa tót bảnh chọe lắm.
Nhưng sau một lúc nghĩ thế nào, cô lại thanh minh: