Nhiều lần chúng tôi phải chui xuống hầm bí mật. Có lúc chỉ có hai
người trong khi địch la hét đi lại rầm rập săm soi ở trên. Hòa trấn an tôi:
- Anh yên tâm. Hầm này có hai ngăn. Nếu lộ, anh xuống ngăn dưới,
em ở lại đối phó với chúng nó. Lỡ có chuyện gì em chịu!
Lúc ấy không kịp nghĩ mình là con trai trước một người con gái. Tôi
đáp lại như một phản xạ tức thì:
- Em xuống đi. Để đó cho anh!
- Không được đâu! – Giọng cô dứt khóat:… Các anh cần cho kháng
chiến hơn em!
Tôi rất xúc động trước sự quên mình cao cả ấy, nắm chặt tay em. Bên
trên nghe im ắng dần, nỗi căng thẳng qua đi. Hòa hỏi tôi có ý trách:
- Sao anh giỏi tiếng tây thế mà giấu mãi? Nhiều lúc em cứ nghi nghi.
Trông anh có vẻ học sinh qúa. Thì ra anh là “lính cậu”!
Tôi cười, thầm nghĩ: Vâng, tôi là “lính cậu”! Người ta quen nhìn anh
“lính cậu” với con mắt vừa thương yêu quí mến vừa chê trách nghi ngờ.
Còn riêng em?!
Tôi phải trở về đơn vị. Hòa ở lại bám cơ sở giữ đường dây liên lạc.
Buổi chia tay bịn rịn lắm. Hòa nuối tiếc những buổi học và còn đòi tôi dạy
thêm cả tiếng tây nữa. Tôi dặn Hòa cứ tự nghĩ ra các con số để làm thành
thạo bốn phép tính đi. Ngoài ra đọc hết mấy cuốn truyện và các tờ báo
chúng tôi để lại. Cô gật đầu mà nước mắt rưng rưng.
Khoảng cuối năm 1953, một tổ năm người chúng tôi do anh Đỗ trực
tiếp chỉ huy xuống làm việc khẩn với nội tuyến trong thành ra. Tới Khóai
Châu trời đã về chiều. Gặp “điểm” để nắm tình hình. Địch mới thay một
trung đội Âu – Phi vừa rút chạy từ mạn ngược về. Bọn này bị mất mạng
nhiều nên cảnh giác lắm, thường thay đổi qui luật tuần phòng và nơi phục
kích. Chúng tôi yêu cầu đêm mai phải qua đường Năm bằng được để gặp
người mình. Hòa đi thăm dò về báo cáo phải đổi tuyến đường sang huyện
Mỹ Hào. Chúng tôi hành quân tới điểm hẹn lúc trời vừa tối. Cơ sở cho biết
qua lộ càng khuya càng an tòan hơn vì thường đến nửa đêm về sáng, trời
lạnh đám lính tuần chán nản rút về đồn. Nhưng yêu cầu công việc phải kết
thúc ngay trong đêm. Để trời sáng nguy hiểm cho cả hai bên. Hòa suy tính