HÀ NỘI CŨ NẰM ĐÂY - Trang 126

mớ sách mà tôi có ý để hở mấy chữ “Hương Xuân” và cái tên Hồng Vân thi
sĩ cho người đi đường trông rõ. Tôi trịnh trọng bước xuống cầu thang, song
phải bước rón rén kẻo bà cụ chủ nhà gọi giật lại hỏi nợ, hỏi tiền cơm thì
khốn. Khi thoát được ra đường, tôi vênh mặt, nghênh ngang đi lấy điệu,
nhìn người này, ngó kẻ kia, có lúc cúi gằm mặt xuống cho ra vẻ một nhà
thơ hay một triết lý gia đang mải suy nghĩ.

Qua hiệu sách nào tôi cũng nhìn vào. Thấy cô hàng sách nào xinh xinh,

tôi bước hẳn vào trong, định tự giới thiệu, nhưng tôi lại hồi hộp, ngơ ngác
ra bộ tìm một cuốn sách, đoạn bẽn lẽn quay ra. Gặp mặt bạn ngoài đường,
bất luận thân hay sơ, lớn hay bé, tôi níu lấy, bắt tay thật mạnh, rồi nói
huyên thiên về văn thơ, báo chí.

Tết đã qua, sự nô nức của thiên hạ mừng xuân đã nhạt, tôi cắp một chiếc

cặp da rõ lớn đến các hiệu sách thu tiền, vì tôi yên trí sách của tôi lẽ tự
nhiên là phải bán hết cả rồi.

Nhưng sự thực trái hẳn điều dự tưởng: sách tôi không một ai mua! Các

cô hàng sách xinh đẹp nhăn nhó kêu rằng từ xưa tới nay, chưa có một cuốn
nào khó bán như thế, dù là một cuốn sách tồi mạt hạng, một cuốn sách chỉ
đáng để vứt đi, một cuốn truyện kiếm hiệp ba xu bẩn như miếng rẻ lau bàn
ghế.

Tôi như bị người ta ném xuống cái vực sâu ba mươi trượng! Tôi lại hớt

hải chạy đi khắp các hiệu khác, và vực sâu kia tôi càng thấy nó sâu hơn.

Về nhà, tôi bỏ cả ăn uống, nằm thẳng cẳng như chết dở.

Giữa lúc đó, tôi nghe tiếng giầy giẫm lộp cộp trên thang gác, tôi tưởng là

các bạn đến để mình được chia xẻ nổi buồn, vội vàng ngồi nhỏm dậy nhưng
kẻ vừa lên đó là… bà cụ chủ nhà và ông chủ nhà in. Ông này, mặt hầm hầm
hỏi tôi món tiền thuê in sách. Tôi sợ hãi đứng khúm núm gãi đầu tìm lời
khất. Ông đập bàn đập ghế cự tôi, và ông báo trước trong ba ngày không trả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.