Chơi sách
T
huở ấy, 1945, tôi có ông bạn văn mắc chứng mê say sách quý đến mức
điên cuồng rồ dại. Anh em gọi đùa ông là anh chàng mang bệnh “dâm thư”
không thuốc chữa. Tôn thờ sách quý đã đành, ông còn yêu sách đẹp, in đẹp.
Chữ đúng, cỡ 10, soi trang sách nơi ánh sáng, dòng chữ bên này phải căn
chỉ với dòng chữ trang sau. Giấy phải loại ngoại hạng, Boufflant. Gờ sách
nhà in không được xén bằng máy, mà phải để cho người mua sách, nghĩa là
độc giả, dùng dao con bằng tre nứa, nhẹ tay rọc tờ này sang tờ khác, những
sợi bông giấy thổi ra tua tủa dưới lưỡi dao tre. Người đọc sách vui sướng
vuốt ve, ngửi hít mùi hương hồng giấy, say sưa như hôn hít người đẹp trong
trắng dâng tình.
Cái anh chàng “dâm thư” ấy là nhà văn đường rừng, chuyên viết tiểu
thuyết giả lịch sử Lan Khai, cùng thời với Nguyễn Triệu Luật, Phan Trần
Chúc. Thời ấy văn đàn từ Nam, Trung đến Bắc phần, chỉ có Lan Khai,
Triệu Luật, Trần Chúc chuyên viết tiểu thuyết sử, tác phẩm nào cũng đẹp,
cũng li kỳ, làm độc giả mê say. Truyện của Lan Khai thường được các rạp
hát chuyển thể cải lương, tuồng chèo.
Ở tuổi hoa niên, Lan Khai rời sinh quán Tuyên Quang về Hà Nội, theo
học trường Bưởi. Đỗ bằng thành chung lại trở về rừng núi Tuyên Quang,
nằm đọc sách “trau dồi kinh sử”, đi sâu vào văn học, lịch sử Trung Hoa,
dưới sự hướng dẫn của phụ thân vốn là một danh y nhân hậu chữa trị bệnh
nhân nghèo không đòi tiền thuốc. Trong cảnh nhà tan nước mất, cụ cũng
thuộc vào hàng ngũ những bậc danh nho đêm ngày gạt lệ thầm ngâm ngợi
lời thơ bất hủ của bà Huyện Thanh Quan: “ Nhớ nước đau lòng con cuốc