HÀ NỘI CŨ NẰM ĐÂY - Trang 266

kính của bạn. Nguyễn Bính nguôi tự ái, cười to, vào phòng tắm gội, thay bộ
đồ mới, lại như một công tử thư sinh. Sau đó, chúng tôi hò nhau xuống
xóm. Bính phản đối đề nghị xuống xóm (Khâm Thiên, Vạn Thái) mà anh
muốn “sang sông” nghĩa là qua cầu Bồ Đề, sang Gia Thượng, Gia Quất
(Gia Lâm).

Rồi những năm kháng chiến, thi nhân Nguyễn Bính vào Nam, chúng tôi

xa nhau, tưởng chừng muôn thuở. Nhưng may sao, 1954, lại thấy nhau
trong bốn bàn tay nóng hổi. Bính ở Hà Nội có một mình, tâm sự một lần
trên miệng chén đầy, rằng anh ra Bắc, để lại bên dòng sông Thu Bồn một
cô vợ trẻ đẹp, một đứa con thơ.

Không thể nào xa cây bút, Nguyễn Bính xoay xỏa cả tám phương, lấy

tiền để ra tuần báo Trăm hoa. Tôi chưa kịp viết gì cho bạn cố tri, chỉ đến
tìm anh, thăm báo. Ngồi bên anh, tôi thấy một nàng nho nhỏ, khá xinh tươi.
Anh nháy mắt ra cái điều cô nàng là nữ thư kí của Trăm hoa. Tôi thấy lo sợ
thay cho cô gái non trẻ ấy. Hàng ngày, có thể cả hàng đêm giữ gìn sao được
tấm thân mình bên con quỷ rượu. Chỉ ít ngày sau, báo Trăm hoa, đâu như
mới ra ba số đã tàn rồi, nghĩa là đã chết.

Nhà thơ chỉ biết ngẫu hứng làm thơ, đâu có biết gì về kinh tế, về phương

pháp điều khiển tờ tuần báo, từ bài vở, đường lối chính trị, đến việc tiếp
cận các người trợ bút, cận tiếp nhà in... Nhà thơ không thể trở nên nhà báo
mà không cần học hỏi. Trăm hoa chết không trống kèn. Riêng cô nàng thư
ký đi đâu? Tôi nghe thiên hạ đồn cô đã trở thành phu nhân Nguyễn Bính.
Tôi không tin và cũng không cần tìm hiểu rõ, coi đó là chuyện quá thường.

Nguyễn Bính về Nam Định sống với gia đình, coi như an phận. Chị Bính

là người hiền hậu, nết na. Chị hàng ngày ra chợ Rồng, thu nhặt từng xu
từng hào với mẹt bày quả chanh, quả ớt. Chị tháo mồ hôi, phai tàn tuổi trẻ,
làm sao cho hàng ngày có đủ rượu, đồ nhắm, bồi dưỡng cho ông chồng thơ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.