Chán nản, Hoàng Thanh gật đầu liều, rồi đứng lên, bước ra sân khấu.
Tiếng vỗ tay vang động của khán giả chào đón nhà soạn giả có biệt tài đã
nhiều phen hiến công chúng Hà thành những phút buồn vui, xúc cảm đã
từng được các tờ báo lớn in ảnh, trưng tên trên mục “Kịch trường”. Hoàng
Thanh - theo lối nhà nghề - báo tin Kim Dung bị nạn xe hơi không về kịp
trước giờ diễn, và xin cắt Như Hà thay Kim Dung sắm vai Cúc Lệ.
Trong số đông công chúng đang yên lặng, có mấy tiếng “ồ”, những tiếng
chẳng hài lòng của những người đã mua hoa sẵn tặng Kim Dung.
Hoàng Thanh bảo người xếp cảnh cho kéo màn khai diễn, rồi anh lẻn ra
ngoài rạp. Trên phố, người đi lại đã hầu thưa thớt. Mặt đường nhựa loáng
nước mưa. Thanh, đầu không mũ, mình không khoác áo tơi, rảo gót đến
phố Tràng Tiền, rẽ ra Bờ Sông, gõ cửa mấy nhà mà anh biết Kim Dung
thường năng lui tới. Nhưng không được tin gì, Thanh lại quay về rạp. Anh
ngồi yên một chỗ, lơ đãng không biết các anh em đã diễn được mấy hồi.
Chốc chốc, anh nghe thấy tiếng vỗ tay tán thưởng, song sự khen ngợi đó
chẳng khiến anh cảm động, vì mục đích anh khi soạn vở “Én lạc ” là chỉ
cốt đem nghệ thuật của mình nâng nghệ thuật của Kim Dung, - người mà
anh yêu sắc, mến tài - lên một bậc cao trong kịch giới. Song đến lúc này,
kết quả không theo ý nguyện, sao Như Hà lại cướp hết lời tưởng lệ mà
người đời đáng lẽ phải riêng tặng Kim Dung.
Các diễn viên - mỗi lần khán giả vỗ tay khen - thường vui vẻ báo cho
Thanh hay rằng Như Hà quả đã sắm một cách sinh động. Thanh chỉ gượng
cười, không đáp...
* * *
Ánh trăng suông trộn trong khói sương đêm màu sữa bay lờ mờ trên
khoảng đồng lúa xanh non bát ngát. Kim Dung trèo lên đường xe hỏa đứng
nhìn quanh bốn phía, không có một bóng người, quanh cô là bãi tha ma, gò
đất ngổn ngang, tiếng côn trùng kêu âm ỉ; phía xa, sông con ngoằn nghèo