uốn khúc dưới gậm cầu. Ven sông, lão thuyền chài khom lưng nhấc chiếc
cần tre, kéo lưới lên trước mặt, vét mấy con tôm, cá bỏ vào trong giỏ rồi lại
từ từ buông lưới xuống lòng sông...
- Anh Vinh, xin anh cố sức chữa cho xe chạy về Hà Nội. Tôi nóng ruột
lắm. Anh đừng để tôi nhỡ việc. Hà thành tối nay, giờ này, cần có mặt tôi.
Hàng ngàn người đang mong đợi tôi, nhất là Hoàng Thanh..., trời ơi, Hoàng
Thanh, anh ấy thất vọng biết chừng nào!
Tự nãy Vinh vẫn loay hoay chữa máy, ngẩng đầu lên:
- Tôi cũng mong về Hà Nội có việc cần. Nhưng không may xe bị hỏng,
mà hai ngọn đèn cũng hỏng hết, trăng mờ mịt thế này chữa nhanh sao
được...
Kim Dung tức bực ngồi xuống bãi cỏ, hai tay chống má, nước mắt chảy
quanh, lo lắng nghĩ thầm: “Nếu Vinh không chữa được xe, đêm nay ngồi ở
giữa nơi đồng không quạnh quẽ này, lỡ kẻ gian hãm hiếp ta chống lại cách
nào”.
Trong lòng nấu nung như lửa đốt, cô ngảnh mặt nhìn về thành phố xa tít
tận chân trời. Cô nghĩ đến Hoàng Thanh... chắc anh đang oán trách cô phá
hoại danh tiếng của anh. Nghĩ lại hồi hai năm trước, nhân một buổi hội họp
các nhà văn tại nhà người bạn gái, cô được hân hạnh quen biết Hoàng
Thanh. Cách ít lâu anh viết thư mời Dung giúp một vai chính trong vở
“Sóng đời” của anh soạn, diễn tại Nhà Hát Lớn để giúp dân bị bão. Vở
kịch ấy đã giới thiệu tài sắc của cô với báo chí và dư luận Bắc Kỳ.
Hồi ba tháng trước, tình cờ Kim Dung lại gặp Hoàng Thanh một đêm
mưa gió trên đường. Hồn nghệ sĩ hiểu hồn nghệ sĩ - hiểu rồi yêu. Anh hứa
soạn một vở, một vở mà Kim Dung giúp anh các tài liệu xác đáng mà cô đã
dụng công ghi chép được, để nhìn nhận một kiếp người. Muốn vở “ Én lạc
” không bị bại, lẽ cố nhiên Thanh phải dành riêng vai chính cho Dung. Bởi