HÀ NỘI CŨ NẰM ĐÂY - Trang 342

Năm ấy, phong trào đấu tranh đang mạnh. Một đêm, ông phủ Cảnh

đương ngồi nói chuyện với bà, chợt có tên lính vào trình có một bọn người
lạ mặt sắp đi qua đường xe lửa. Ông vội đứng lên dẫn mấy tên lính ra đi,
nhưng ra đến ngoài cửa phủ, không biết chợt nhớ điều gì, ông cho bọn lính
lùi về, rồi một mình ông rảo bước đi trong đêm tối.

Ông nấp vào một bụi cây chờ. Một lát, bọn người lạ mặt đến gần. Ông

chú ý nhìn cho rõ, rồi bị một sự gì kích thích mạnh trong lòng, ông khẽ kêu
lên, gọi tên một người trong bọn. Người ấy là một bạn già chí thiết của ông.
Người ấy xưa kia đã nuôi ông ăn học, đã nhường cơm xẻ áo cho ông.
Người ấy là một ân nhân đã cho ông cuộc đời tốt đẹp, và vì ông mà người
ấy bị nghèo, giang hồ khắp nơi khắp chốn, lang thang như một người khốn
nạn. Thật vậy, con người ấy đã ba lần bị đạn, ba lần trốn thoát lao tù.

Ông phủ từ sau bụi bước ra. Bọn người lạ mặt đã cho tay vào túi tìm khí

giới. Nhưng ông phủ Cảnh vỗ vãi bạn già, cười to mấy tiếng, tiếng cười dọa
nạt của một người gan dạ xem thường kẻ địch và coi sự chém giết là một
trò đùa.

Ông bạn già lùi lại giữ thế, nhìn thẳng vào mặt ông phủ Cảnh như có ý

đau đớn, hỏi thầm: “Thế bây giờ, ông định bắt chúng tôi?”

Ông phủ nghiêm mặt nhìn lão già và cả bọn, giọng dịu dàng: “Tôi sẽ

không mó đến mình một vị nào, bởi tôi lấy tình ông già Hưng đây là người
tôi phải chịu ơn mãi mãi”.

Ông kéo ông già Hưng ra góc ruộng, khẽ khuyên lão nên bỏ công việc ấy

đi, và mời lão về phủ ở cho ông đáp đền ơn cũ. Nhưng ông già quắc mắt
nhìn ông phủ, cười gằn: “Thà tôi chết ở một cầu sương, điếm cỏ, còn hơn...
Thôi, ông để chúng tôi đi, không bao giờ chúng tôi quên được ơn này”.

Đứng nhìn ông già Hưng và mấy người lạ mặt khi đã biến vào khoảng

sương mù, ông phủ Cảnh mới quay về. Lòng ông như có một cái gì ám ảnh,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.