HÀ NỘI CŨ NẰM ĐÂY - Trang 343

ông buồn bã thở dài.

Nghĩ đến việc vừa xảy ra, ông nhớ lại đoạn sử Quan Công thả Tào Tháo

ở đường Hoa Dung khiến ông mỉm cười. Ông rất bằng lòng về hành động
nghĩa khí đó, nhưng sau, dần dần ông thấy một mối buồn mênh mông vô
duyên cớ làm cho ông chán nản sự đời. Ông nhớ mãi tiếng cười gằn và câu
nói xót xa của lão già Hưng: “Thà tôi chết ở một cầu sương, điếm cỏ, còn
hơn...” Càng ngẫm, ông càng thương con người luân lạc ấy. Càng ngẫm,
ông càng chán chường địa vị của mình. Lâu dần, ông sinh ra thờ thẫn, yếu
đau luôn. Tính nết ông đổi thành nóng nẩy, hay gắt, hay quát tháo. Đã mấy
lần, không vì một tội gì mà ông sai căng nọc mấy người Chánh tổng, Lý
trưởng nằm giữa phủ đường, truyền lính đánh. Đã có lần, ông đập tan hòm
sắc, ném dấu son xuống gậm bàn, vất tung công văn, sổ sách ra sân.

Bà Mộng Hoàng lo sợ, tưởng ông mắc bệnh điên, nên đêm nào bà cũng

thắp nến, nhang, giữa trời cầu khấn, song ông vẫn điên khùng, nóng nẩy
như thường.

Một đêm, ông đang ngủ, bỗng thức giấc, nghe thấy tiếng lính gọi nhau

tíu tít, và phía xa tiếng tù và, tiếng trống ngũ liên văng vẳng, ông liền vùng
dậy, rút thanh mã tấu gài trên giá, nhẩy ra sân gọi lính chạy đi. Đến một
cánh đồng ngô thì gặp bọn cướp đang dắt trâu, vác đồ đạc đã cướp được ở
một làng kia chạy tới. Bọn lính chĩa súng lên trời bắn dọa, ông phủ điên tiết
xông vào bắt sống tên đầu đảng đi đoạn hậu, nhưng ông sơ ý bị một tên
cướp khác đâm mạnh luôn mấy mũi mác vào đùi, rồi chúng nhẩy cả xuống
dưới đầm có thuyền đợi sẵn, bơi đi thoát, còn để lại trâu bò, đồ đạc, và hai
tên cướp bị đạn bắn trúng đầu.

Ông phủ bị trọng thương, phải khiêng ra bệnh viện ngoài tỉnh chữa. Hai

tháng sau, thương tích đã lành, nhưng bị què chân, và sức lực rất suy, ông
lấy cớ ấy xin từ chức.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.