HÀ NỘI CŨ NẰM ĐÂY - Trang 39

kín của ông.

Một cuộc phỏng vấn không cố ý:

- Ông có thể vui lòng cho tôi biết chút ít về thân thế chìm nổi của ông kể

từ ngày thơ ấu.

Giọng Lâm ngậm ngùi, nén tiếng thở dài:

- Tôi sinh năm 1930, chính quê Hà Nội. Tổ tiên tôi ở phố Nối, Hưng

Yên, huyện Mỹ Văn, ra Hà Nội sinh sống tới tôi là bảy đời, ở vùng An
Giám, cạnh Văn Miếu. Ông nội tôi ra Hà Nội dạy học, dời thôn xóm đưa cả
cháu con ra đấy. Pháp lấy đất gia đình tôi đang ở làm sân vận động Hàng
Đẫy. Bố mẹ tôi phải ra ở bãi Phúc Tân. Nhà quá nghèo tôi không được đi
học đành xin học ở mấy trường làm phúc buổi tối, như trường Nguyễn Du,
Khai trí tiến đức, Hàng Quạt...

Mười lăm tuổi, tôi theo anh ruột vào Sài Gòn tìm việc kiếm cơm, nhưng

bé quá, không ai thuê mướn.

9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, tôi ra Bắc, ngày ấy lên tàu hỏa trốn vé,

vì không có một xu, nhịn đói và trốn lẩn trên các toa tàu đã ba ngày đêm,
tưởng chết. Năm 1945, vừa lúc Nhật làm dân Việt Nam chết đói, tôi vẫn ở
cùng bố mẹ tại bãi Phúc Tân, Hà Nội. Bố mẹ tôi chạy loạn trước một tuần
cùng các em về Yên Đổ huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, quê ngoại. Nơi đó,
mẹ tôi là cháu xa cụ Tam Nguyên Yên Đổ. Đầu 1949, gia đình vào huyện
Nho Quan, Ninh Bình tìm kế sinh nhai. Tôi theo bà con đi làm các nghề
nhỏ mọn chẳng đủ ăn. Sau phải đi làm tiều phu kiếm củi ở Nho Quan, vác
ra chợ bán, chạy bom chí chết.

19-2-1949, gia đình theo bà con hồi cư về Hà Nội, ở 3C phố Hàng Vôi.

Ngày 1-1-1950, tôi đóng cái gánh gỗ, bán cà phê. Sau đóng xe gỗ có bốn

bánh đẩy từ sớm đến khuya, ngồi ở gốc đa Sở Kho bạc trông ra vườn hoa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.