HÀ NỘI CŨ NẰM ĐÂY - Trang 40

Chí Linh. Sau đó vợ chồng tôi lại quẩy gánh ra đỗ ở bờ sông cạnh nhà máy
nước đá. Các nghệ sĩ như Thái Thanh, Thái Hằng... chiều thứ Bảy hàng
tuần ra hát ở vườn hoa Chí Linh uống cà phê với các văn nghệ sĩ. Tôi
nghèo khổ, túng thiếu, lại được bẩm sinh cái tính yêu tranh, yêu các văn
nghệ sĩ đến uống cà phê. Các ông ấy quá mến tôi, bỏ công sưu tầm tranh
cho tôi. Tôi đã sung sướng có trong tay tranh cụ Nam Sơn, Nguyễn Sáng,
Bùi Xuân Phái, Sĩ Ngọc, Hoàng Lập Ngôn, Nguyễn Thường Huân. Các họa
sĩ đã tặng tranh, lại tìm thêm cho tôi các đồ cổ, sách cổ. Ông Nguyễn Tuân,
Thế Lữ, Nguyễn Công Hoan... cũng cho tôi sách với những lời đề tặng quá
thân yêu khiến tôi đưa tay nhận sách mà đỏ mặt.

Tôi thường nói với các ông Sáng, Phái: “Sau này, khi chúng ta chết cả, sẽ

có người đến 60 Nguyễn Hữu Huân hỏi lại đời sống của họa sĩ các ông”.
Tôi tin như vậy, vì người nước ngoài bước chân đến Việt Nam đều phải
kinh ngạc về văn hóa, văn học Việt Nam. Trước mình “khép cửa” nhiều
năm, tiếc quá. Nay đến ngày “mở cửa” thì các ông đã đi rồi. Khá nhiều đại
biểu, du khách nước ngoài đến gian nhà đầy tranh của tôi xem kỹ từng bức,
hỏi kỹ về tiểu sử, đức tính, tài năng, sinh hoạt của từng ông với tấm lòng
kính phục.

Lâm nói một hơi dài, say sưa với cái phác họa dĩ vãng thăng trầm của

mình. Tôi để ông nghỉ ngơi với tách cà phê nóng rồi hỏi tiếp:

- Ông có vẻ đã luống tuổi, nghe sức sống ra sao, và nghĩ gì về cái gia tài

quý giá này khi lưu truyền cho con cháu.

- Tôi nghe đã yếu rồi. Tôi đã di chúc cho con trai tôi là Nguyễn Văn

Tùng. Nó cũng có máu yêu nghệ thuật, có khả năng lưu giữ cái kho tàng
sách, tranh, đồ cổ dưới mái nhà cổ lỗ này. Tôi hi vọng vậy, trong vạn vật
đổi thay...

Rồi tiếp:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.