HÀ NỘI CŨ NẰM ĐÂY - Trang 42

Bóng đá Việt Nam thời xưa

P

hong trào bóng đá ở Việt Nam thịnh hành vào những năm 1925, từ Sài

Gòn đến Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Hồi ấy tôi còn ít tuổi, mê đá bóng
hơn là học chữ. Cứ đến ngày cụ Đồ Tốn tới trường dạy chữ Nho là lũ quỷ
ham bóng đá bỏ học, nhét sách vào cạp quần, kéo đến bãi cỏ Măng Danh,
quần nhau với trái bóng cao su, gọi là “bóng xanh”. Suốt dọc các phố lúc
đông người cũng như lúc vắng xe cộ, lũ trẻ làm nhộn thiên hạ bằng quả
bóng làm bằng giẻ rách, chân đá miệng thét vang “bắt này, gôn Nhuận đây,
thách đấy!” Gôn Nhuận có tài bắt bóng cao, bóng sệt, nhảy nhót như con
vượn. Các đội bóng Tây, ta đều phải bó tay, không sao đưa được bóng vào
khung thành của Nhuận. Thời ấy, luật bóng đá rất đơn giản, trọng tài, cả
Tây lẫn ta không thổi phạt việt vị như bây giờ. Mỗi khi năm bảy cầu thủ
dẫn bóng vào vòng cấm địa, đưa bóng đến cửa thành đối phương, là lao vào
người giữ gôn, kẻ húc đầu, kẻ đánh khuỷu tay vào mặt gôn, kẻ đạp cho gôn
ngã. Người giữ gôn như gôn Nhuận, lanh lẹ, khôn khéo, tránh né đòn địch
thủ, tung người nhảy vút lên hắt bóng sút góc cao, hoặc lăn mình trên mặt
cỏ ôm bóng gọn vào lòng, chịu ăn đòn, rồi lại vùng đứng lên, không hề
nhăn nhó hoặc nằm ăn vạ trong những tràng pháo vỗ tay rầm rộ của hàng
vạn khán giả trước nay vẫn tôn sùng gôn Nhuận là Vua Nhuận, vô địch
trong số đông thủ thành Sài Gòn, Cao Miên, Lào, Gia Định.

Ở Hà Nội, đội bóng đàn anh là Stade Hanoien, đội cao giá nhất, rồi đến

đội Eclair với thủ quân có tài năng rõ rệt là ông Trần Văn Quý, làm giáo
học, người cao gầy, rất đạo đức, không hề cho phép cầu thủ đồng đội chơi
dữ, lấy nghệ thuật làm trọng, rất được lòng khán giả. Bên bờ sông Hồng hồi
ấy (gần Viện Bác Cổ) có một bãi đất bỏ hoang. Đội Eclair lấy nó làm bãi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.