Trước tiên hãy nói về lúc phát hiện xác cô gái ở ngã ba cửa sông, đám đông
vây quanh nghe ngóng đều nói Quách sư phụ thực như thần, làm sao có thể
biết trước dưới sông còn có xác cô gái này được? Dĩ nhiên là phải có bản
lĩnh quan phong vọng khí rồi, quả nhiên là Hà thần nha! Thầy cả đời nhà
Thanh đảm đương đội tuần sông vẫn được bàn dân bách tính tặng cho cái
tước hiệu là “Hà thần”, mọi người dựa vào đó mà rỉ tai nhau, cũng xưng
Quách sư phụ là “Hà thần” như vậy. Quần chúng mỗi lần nhắc đến là lại hô
“Hà thần Quách Đắc Hữu”, từ miệng nhân dân sang tới truyền thanh báo
chí, cái tên này được lan truyền vô cùng mau lẹ.
Quách sư phụ nghe người ta gọi mình là Hà thần, ngay lập tức toàn thân
toát mồ hôi lạnh, nhớ tới những lời thầy cả lúc trước vẫn luôn miệng dặn
dò: “Mai này nếu có ai gọi anh là Hà thần thì anh chớ có nên nhận, bằng
không nhất định gặp phải họa chết người!”
Song vì sao không thể gọi là Hà thần thì thầy cả lại không hề nhắc tới, hắn
nhớ đến câu nói ấy, liền lần lượt bảo lại với những người thân quen, cũng
không dám xưng thành như thế.
Về phần búp bê con nít thì vẫn giữ lại trong nhà như trước. Năm 1949, sau
Giải phóng, cả nước bắt tay vào bài trừ mê tín dị đoan, kết quả phần lớn
những thứ này đều bị tiêu hủy. Anh cả búp bê của Quách sư phụ khi ấy vô
duyên vô cớ bỗng biến đi đâu mất, lần này mất đi rồi liền không thể nào
tìm lại được, chẳng qua Quách sư phụ cũng không hề lo lắng chút nào. Hắn
cho rằng vị anh trai bum bê nhà mình đúng là có linh tính, đã trốn ra ngoài
tị nạn mất rồi!
Chương 2: Kính trận trong phần mộ Ngụy gia.(1)