không thoát khỏi, ông kêu than thảm-thiết, và không chịu để buộc thuốc, và
cấm kẻ hầu không được đem đồ ăn tới ». (theo Gautier)
Con ông là phò-mã Lâm bị tử-trận ; hai con Phan-Thanh-Giản là Phan-
Tôn và Phan-Liêm cũng bị bắt.
Sau đó, Sài-gòn phái Philastre (Hoắc-đạo-sinh) qua Huế, rồi cùng
Nguyễn-Văn-Tường ra Hà-nội để điều-đình. Lúc tới nơi, ngày 3 tháng giêng
năm 1874, thì Tri-Phương đã mất (mồng 1 tháng 11 năm Quí-sửu, tức là 20
tháng 12 năm 1873), sau khi nhịn đói một tháng và Garnier đã bị quân Cờ-
đen giết một ngày sau, trong khi chống với quân Lưu-Vĩnh-Phúc, quân
Hoàng-Kế-Viêm và Tôn-Thất-Thuyết đóng ở vùng Sơn-tây, Hưng-hóa.
Sự thương-thuyết đem tới hòa-ước 1874, ký ở Sài-gòn, giao trả các tỉnh
Bắc cho ta, và ép ta phải nhận sự chiếm tất cả Nam-kỳ, và nhường cho Pháp
những khoảng đất dọc bờ sông Hà-nội, quyền thu thuế thương-chánh và
quyền tự-do đi lại buôn-bán ở Bắc, và ở Trung.
« Nếu thi-hành đúng hòa-ước 1874, thì Pháp có quyền chi-phối chính-
sách ngoại-giao và nội-trị của An-nam. Nếu An-nam không theo, thì Pháp
có thể chọn thì-giờ mà can-thiệp. Mà cớ thì chẳng thiếu gì ». (theo Vial)
Vua Tự-Đức biết nguy-cơ đã đến, cần phải giao-thiệp với các nước
ngoài. Cho nên, tuy rằng hợp-ước 1874 đã « công-nhận độc-lập cho nước
An-nam, nhưng phải nhượng Nam-kỳ và cam-đoan y theo chính-sách ngoại-
giao của Pháp », nhưng vua Tự-Đức cứ phái các sứ-bộ sang Tàu (năm 1876,
1880), sang Hương-cảng, và phái thanh-niên đi học trường Anh (1881).
Thấy vậy, Pháp nhất-định can-thiệp. Từ Sài-gòn, thiếu-tá Henri Rivière
được phái ra Bắc, đem nhiều quân ra đóng thêm ở Hải-phòng và Hà-nội (bấy
giờ đồn Pháp ở vùng nhượng-địa Đồn-thủy, mà ta gọi là Trường-Tây), lấy
cớ là vì quân tàu ngăn-cản sự thông-thương. Bên ta, thì Trần-Đình-Túc,
tổng-đốc Hà-nội đã được về hưu. Một vị quan có tiếng rất cương-trực ra
thay (1880). Ấy là Hoàng-Diệu.
« Thấy quân Pháp tới nhiều, ông sai canh-phòng cẩn-mật, bắt những
người ngoại-quốc muốn vào trong thành phải xin phép trước, xây các công-