tác phòng-thủ trong thành. Đối với những người ỷ thế Pháp, ông rất ghét ; có
lúc ông bắt một tên thông-ngôn hỗn-xược và đánh cho một trận. Nhưng ông
được lệnh đừng đụng-chạm đến người Pháp ». (theo Bouinais).
« Ngày 25 tháng 4 năm 1882, là mồng 8 tháng 3 năm Nhâm-ngọ, sợ bị
đánh úp, thiếu-tá Rivière định tấn-công thành ». (theo Vial)
Sáng ngày ấy, thiếu-tá sai một tên thông-ngôn, tên là Phong, đưa tối-
hậu-thư cho Hoàng-Diệu, yêu-cầu : « Phá các tạo-tác phòng-thủ trong thành,
giải-giáp binh-lính, và đúng 8 giờ, thân-hành tới dinh Pháp ở Trường-tây.
Quân Pháp sẽ vào thành, làm cho thành khỏi có thể làm hại. Xong sẽ giao
trả thành cho quan An-nam, với nhà cửa, kho-tàng ». (xem tối-hậu-thư ở
đoạn V)
Hoàng-Diệu sai viên án-sát Tôn-Thất-Bá đi điều-đình. Không đợi trả
lời, Rivière tấn-công lúc 8 giờ 15 phút. Lần này, quân Pháp đông hơn 450
người, và có một ít ngụy-binh. Lại có bốn tàu chiến yểm-hộ. Hoàng-Diệu
chống-cự ở Cửa-bắc. Tôn-Thất-Bá chạy trốn vào làng Mọc (Nhân-mục), ở
phía đông-nam Hà-nội.
Một chốc sau, kho thuốc súng trong thành nổ. Pháp nói đại-bác mình
bắn trúng. Ta nói Pháp thuê Việt-gian đốt. Quân ta nao-núng. Các viên bố-
chính Phan-Văn-Tuyển, đề-đốc Lê-Văn-Trinh và các lĩnh-binh đều trụt
thành chạy trốn. Viên tuần-phủ Hoàng-Hữu-Xứng (xem phụ biên số 1) trốn
trong Hành-cung và nhịn đói thành ốm. Một mình Hoàng-Diệu vào hành-
cung, lạy, khóc nói : « Sức của tôi đã hết ». Xong, ông tới cạnh Vũ-miếu, lấy
khăn treo mình vào một cây ổi lớn mà chết. Người hầu chôn qua-loa. Sau,
các thân-hào đưa táng ông sau nhà Học-đường, tức là Học-chính-đường ở
nơi ga hàng-hóa, cạnh đường Sinh-từ và đường xe-lửa ngày nay. Vũ-miếu ở
chỗ góc tây-nam đường Cột-cờ và đường đôi P. Pasquier mà chính-phủ ta
năm 1945 đã đặt tên là đường Hoàng-Diệu.
Về việc Rivière đánh Hà-nội và Hoàng-Diệu tự-tử, ta còn có một bài
tường-thuật của tên Phong, thông-ngôn đi theo thiếu-tá đã kể lại (xem phụ
biên số 2). Lời y kể như sau (theo Vial) :