Bài thứ ba trên đây là tôi phiên âm bản nôm cũ mà tôi đã gọi là bản B.
nay còn bản A, do Trương-Vĩnh-Ký chép lại, nhưng bản này bỏ mất đoạn từ
vế 9 đến vế 20, cộng 12 vế. Không hiểu vì lẽ gì. Có lẽ vì hai vế 15-16 nói
lính công-giáo phản và đốt kho thuốc súng chăng ? Nhưng, những bản khác
còn lại như bài ông Nguyễn-Tường-Phượng đăng ở báo Tri-Tân số 183 cũng
bỏ mất đoạn ấy. Vậy có lẽ tác-giả hay người khác đã bỏ từ lúc đầu. Ngoài sự
bỏ 12 vế, hai bản kia (A và bản Tri-Tân mà tôi gọi tắt là F còn chép một vài
chữ như sau :
- Câu 4 « vững-vàng » : (A) bền.
- Câu 6 « mang », (A) (F) đem.
- Câu 22 « lấy danh-tiết lưu phương » : (F) tử danh-tiết lấy lưu-phương.
- Câu 26 « dở » : (F) xếp.
- Câu 27 « quan thân » : (F) biền-thân.
4. VÕ-TRỌNG-BÌNH ĐIẾU
Trọng-Bình bấy giờ làm tổng-đốc Định An (Nam-Định Hưng-Yên). Đầu
năm sau (1883), Pháp đánh lấy Nam-Định. Trái với lời thề trong thơ, ông
không liều chết. Bị cách, đời Hàm-nghi Đồng-khánh ông lại được phục-chức
thượng thư.
Hán văn (Trích ở sách Tạp-ký) :
Bình-sinh trung-nghĩa đối thanh-thiên,
Nhất đán phi-thường thế sử-nhiên.
Chính-khí cao tiêu Nùng-lĩnh thượng,
Cô-hồn tiềm dẫn Thánh-nhan tiền.
Quân năng bất phạ Tây-dương pháo,
Ngã diệc khởi dung Phú-lãng thuyền.
Thệ bất câu sinh quân dữ ngã,
Anh-hùng thành bại nhất tâm kiên.
Dịch :
Bình-sinh trung nghĩa đối thương thương (trời xanh),