là âm trạch (nhà cho người âm) của mấy hộ nhà giàu đắp lên. Trên núi có
một đường đất, vì bình thường ít khi có người qua lại nên cỏ dại mọc lan
tràn, cũng may hiện giờ đang là mùa đông, người mặc nhiều đồ mà cây cỏ
cũng hiếm, đi không tới mức khó khăn lắm.
Chỗ này là ở trước mặt nham sơn, vốn là một khe nước rất lớn, nói là phong
thủy bảo địa (đất tốt) , ngày xưa người ta thường có quan niệm tiền thủy
hậu sơn (trước sông sau núi) là như vậy, có điều hiện nay trên kia đã có
người xây đập thủy điện nhỏ, còn có người đào cát nữa nên khe nước đã
sớm khô cạn rồi.
Nghi thức di quan được
định vào sáng ngày thứ ba, xem lịch thì hôm đó đẹp ngày, thế cho nên
không chỉ tôi là người trong nhà mà có rất nhiều những thôn dân khác cũng
đang chuẩn bị, nham sơn bỗng dưng tấp nập, đâu đâu cũng thấy người đứng
ngồi lố nhố.
Tôi là cháu đích tôn của trưởng tử trong họ, đã sớm ra quỳ trước mộ, một
bên đạo sĩ vẫn còn đang làm công tác chuẩn bị, bốn phía liên tục có tiếng
pháo nổ lép bép.
Ban đầu thì tôi rất lấy làm hứng thú, mộ thổ phu tử sẽ có hình dạng gì đây,
có điều là nhìn thực tế sẽ bị thất vọng nặng, kia cũng chẳng khác gì với mộ
người bình thường. Xi măng đổ lên một nấm mộ hình quạt, phía trước là
một tấm bia mộ đầy bùn, nước sơn mặt trong hầu như bị lấp hết. Tất cả đều
là cỏ dại, nếu như không có phần xi măng kia, tuyệt đối sẽ không nhìn ra
nơi này có chôn một ngôi mộ.
Chú Ba nói cho tôi biết, phần mộ tổ tiên nhà chúng tôi được xem như cổ
nhất trong thôn, từ thời nhà Thanh đã có người cho trùng tu qua một lần,
bùn đất kia chính là sau thời Dân quốc đổ lên, ông nằm bên trên tầng mộ cũ
đã được tu sửa, bên dưới đại khái sâu sáu bảy thước nữa mới là mộ phần
của cụ kỵ tổ tông. Mộ có hình dạng gì, chưa ai được thấy qua, có điều là
tuyệt đối không có địa cung gì dưới lòng