uống rượu, cũng không quan tâm tới bọn người chúng tôi, chỉ có ông bác họ
thấy người vừa về liền ra đón, hỏi chúng tôi chuyện tiến triển sao rồi.
Chú Ba đem chuyện vừa rồi kể qua một lượt, ông bác họ cũng không phải
hiểu hết được, chú Hai mới bảo ông cho xem gia phả, xong thì chú sẽ kể lại
kỹ càng cho.
Gia phả có hai bản, một quyển là sao chép lại, ở trong nhà người thân
chúng tôi, bản gốc vẫn để ở chỗ nhà nước, ông bác họ cáo từ mấy người
trong bàn ăn kia rồi bảo chúng
tôi đi theo.
Gia phả để trong rương Đàn Mộc dưới phòng ngủ của ông bác, khóa chặt
lắm, đối với ông bác họ mà nói, thứ này tượng trưng cho địa vị của ông.
Ghi chép trong gia phả cũ vô cùng đặc biệt, chúng tôi lật không ra, liền nhờ
ông bác giúp chúng tôi giở, rất nhanh liền tới chi nhà chúng tôi.
Ngô gia lão thái gia (cụ ông) , phần mộ tổ tiên là trong quan tài thứ nhất, chi
trưởng của gia phả là từ trưởng tử, có điều là các nhánh khác lại không
được như thế, phải tra một mạch mới có thể thấy được. Sau khi thấy rồi,
trên cơ bản đều là từ Ngô gia lão thái gia mà tra xuống. Tôi thấy Ngô lão
thái gia hiệu là "Tổ Nghĩa Công", trưởng tử ở trên thì hiệu là "Thiện Thành
Công", dưới chữ Thiện Thành Công còn ghi một hàng nhỏ: Tỷ Hà có
trưởng tử Vạn Cơ, con thứ Vạn Bá, con trai thứ ba Vạn Cùng.
Cũng chính là Ngô gia lão đại mà Từ A Cầm nhắc tới, hay còn là Thiện
Thành Công, vợ của Thiện Thành Công là Hà thị, mà Thiện Thành Công lại
có ba người con trai, trưởng tử là Ngô Vạn Cơ, con thứ là Ngô Vạn Bá, con
trai thứ ba là Ngô Vạn Cùng.
Trong gia phả của Trung Quốc không có tên nữ nhân, vì vậy không biết vợ
cả của Thiện Thành Công là bà nào, có điều là ở phía sau, có một chút ghi
chép sơ lược về thành tích của họ, đại khái