lòng bày vẽ cho Liên và nàng cũng trìu mến, tin cẩn chúng tôi như anh em
ruột vậy.
Liên đang tẩy, bỗng ngừng lại. Bảo kêu lên :
- Ấy chết, vừa vừa chứ. Chị tẩy mạnh quá lại rách cả giấy. Anh Lộc
chứ có phải anh Lợi đâu mà đâm hoảng lên. Anh Lộc không nóng tính.
Thạnh vừa loay hoay xếp chiếc ghe giấy, vừa góp lời :
- Ừ, nghĩ cũng lạ. Anh em sinh đôi mà khác tính nhau. Anh Lộc hiền
hậu đằm tính hơn, bình dân hơn, cũng ít chưng diện hơn anh Lợi. Mình làm
bài sai, anh Lộc chỉ la rầy thôi chứ không nổi nóng như anh Lợi. Em đến
khiếp cái lối cốc như búa bổ và lối beo tai của ông tướng nhà trời. Đau quá.
Nhưng nói thế chứ anh nào mình cũng mến cả. À chị Liên này, thằng Mẹo
nó bảo tối nay nó không đến học đấy.
Liên ngẩng lên :
- Nó đau à ?
- Nó đau với ba con ve sầu và mấy trái bắp nướng ở ngoài trụ điện ấy.
- Sao em không dỗ nó đi học. Chúng mình mà học là một cái may. Anh
Lộc, anh Lợi ở xa thế mà còn chịu khó về bày vẽ ; mình không học là uổng
lắm.
Bảo ngắt lời :
- Thằng Thạnh nó nói tào lao đấy. Mẹo tối nay phải bán bắp nướng thế
cho mẹ nó chứ nó có ham chơi đâu. Mẹ nó ốm... Nhưng đến bây giờ chưa
thấy anh nào xuống cả.
Chung quanh cái bàn lớn, dưới ánh sáng của ngọn tọa đăng, cả bọn trẻ
quây quần, xúm xít, vui vẻ sửa soạn sách vở và có ý mong chờ.
Đứng nhìn cái cảnh tượng ấy và nghĩ tới hai cái thi hài chưa kịp liệm ở
nhà xác, tôi cám cảnh đến ứa nước mắt. Cái tin tôi sắp đưa ra giữa đám trẻ