trí óc bằng hoạt động phức tạp của đôi tay; và khi thay thế như vậy,
người này càng lúc càng thành thạo, sự khéo léo của đôi tay đã giúp y
quên đi nỗi hành hạ giày vò trong tâm trí tới mức y không chịu nổi ý
nghĩ phải xa rời cái công việc ấy. Ngay cả lúc này, khi tôi thấy là y
tràn trề hy vọng với bản thân hơn bao giờ hết, thậm chí y còn nói về
bản thân một cách tự tin, nhưng nghĩ tới chuyện có lúc cần tới công
việc cũ mà lại không có thì y đột nhiên thấy kinh hoàng, giống như nỗi
sợ trong lòng một đứa trẻ đã từng lạc mẹ.
Trông ông quả là giống đứa trẻ lạc ấy, khi ông ngước lên nhìn thẳng
vào mắt ông Lorry.
− Nhưng lẽ nào... Xin ông! Tôi đang cần chỉ bảo, vì người chậm trí
như tôi chỉ biết làm việc với những thứ cụ thể như tiền đồng, tiền xu,
tiền giấy... Cứ giữ lại những thứ đồ nghề đó thì cứ mãi không quên nỗi
sợ đó chăng? Nếu những thứ đó không còn nữa, ông Manette ơi,
chẳng lẽ nỗi sợ ấy không mất luôn sao? Nói tóm lại, cứ giữ cái lò rèn
đó là cứ mãi lo lắng, khổ sở chứ?
Một lúc im lặng nữa.
− Thì ông thấy đấy, - giọng bác sĩ run run, - nó giống như người bạn
lâu năm.
− Nếu là tôi thì không giữ lại đâu, - ông Lorry lắc đầu; bác sĩ càng
bất an thì ông càng thấy mình vững tin hơn. - Tôi sẽ khuyên người này
từ bỏ nó đi. Tôi chỉ cần ông cho phép. Tôi tin chắc giữ nó chẳng có ích
gì. Nào! Hãy cho phép tôi đi, như một người tử tế. Hãy vì cô con gái
của người này, ông Manette ơi!
Kỳ lạ thay khi chứng kiến nỗi lòng giằng xé của ông bác sĩ!
− Thế thì vì cô gái đó, hãy làm đi; tôi cho phép. Nhưng nếu là tôi thì
đừng làm điều đó trước mặt người này. Hãy vứt bỏ các thứ đó đi lúc y
vắng mặt; cứ để y nhớ bạn xưa sau khi đã đi xa.
Ông Lorry bằng lòng ngay và cuộc hội ý kết thúc. Cả ngày hôm đó
họ dạo chơi đồng quê, ông bác sĩ đã hoàn toàn hồi phục. Ba ngày kế
tiếp ông vẫn khỏe khoắn như thường, và vào ngày thứ mười bốn ông