người được thời loạn tạo nên. Nhưng từ bé đã ấp ủ chất chứa đầy ý
thức về sự bất công và lòng hận thù giai cấp thâm sâu, mụ ta được thời
thế này biến thành con hổ dữ. Mụ ta không biết xót thương. Nếu như
mụ từng có chút xót thương nào, thì cảm tình ấy cũng đã chết.
Chẳng có ý nghĩa gì với mụ ta khi một người vô tội phải chết vì tội
lỗi của cha ông; mụ không thấy người này mà chỉ thấy tiền bối ác
nhân. Chẳng có ý nghĩa gì với mụ ta khi vợ người này thành góa phụ
và con gái người này thành trẻ mồ côi. Mụ ta chỉ biết trừng phạt thế
chưa đủ, bởi vì họ là kẻ thù đương nhiên và là con mồi của mình, vì
thế không có quyền sống. Có kêu gọi mụ ta cũng vô vọng bởi người
đàn bà này đâu còn lòng thương xót, ngay cả thương xót bản thân.
Nếu mụ ta có gục ngã giữa đường trong một trận chiến nào đó đã tham
gia, mụ cũng chẳng tiếc thân; mà nếu chính mình có bị lên máy chém
ngày mai thì mụ ta cũng chẳng có cảm xúc nào khác ngoài khao khát
dữ dội muốn chặt đầu kẻ đã đưa mình tới đoạn đầu đài.
Đó là nỗi lòng mà mụ Defarge chất chứa dưới tấm áo choàng tả tơi.
Tấm vải nhàu nhĩ, khoác xộc xệch lên người mà thành áo choàng cũng
lạ, mái tóc đen huyền của mụ ta như óng ả thêm dưới chiếc mũ đỏ thô
kệch. Giấu trong ngực áo là một khẩu súng lục đã nạp đạn. Giấu ở
ngang hông là một thanh đoản kiếm đã mài sắc. Trang bị như thế, mụ
Defarge lên đường với bước chân tự tin của người kiên quyết, với sự
thoải mái uyển chuyển của người đàn bà từ nhỏ vốn quen đi chân trần
trên bờ cát nâu.
Lúc này, khi cỗ xe trên đường rong ruổi đang chờ đợi hoàn tất hành
trình, việc thoát thân của chị Pross và Jerry Cruncher đã trù tính kế
hoạch xong; đó chính là vấn đề nan giải đã khiến ông Lorry đêm qua
phải lo nghĩ. Chị Pross đi sau sẽ là cách tốt nhất để xe ngựa bớt tải
nặng và giảm tối đa thời gian chờ xét giấy tờ và tra hỏi hành khách;
bởi vì chuyện việc tẩu thoát này phụ thuộc vào việc rút ngắn từng giây
trên mọi quãng đường. Cuối cùng, sau khi cân nhắc, ông đã đề nghị
chị Pross và Jerry, là hai người có thể tự do ra khỏi kinh thành, sẽ lên