lầm đường. Nếu tìm đường sống để thoát thân, thì chẳng hay xây lưng
ra sông để dàn trận vậy. Nay lão tăng dựng cây cờ đỏ của nhà Hán, xin
quý công cứ gắng sức tiến lên.
Kệ rằng :
Tháng Năm Nhật Nam chơn hỏa vượng,
Đầy ao Chu Minh nảy sen xanh.
Cây vàng lá ngọc dòng quý phái,
Lòng hướng mây rừng dốc tu hành.
Tám mặt oai phong ý danh tướng,
Một khe nước biếc tình đạo nhân.
Làm ngơ chẳng hát khúc thương lãng,
Trân trọng yên ba biệt điệu thanh.
Khách có người bảo, mùa gió xuôi trở về Quảng Đông chừng vào
độ nửa tháng trước sau tiết lập thu; chừng ấy, gió tây nam thổi mạnh,
chạy một lèo gió xuôi chừng bốn năm ngày đêm có thể đến Hổ Môn.
Nếu chờ đến sau mùa nắng, gió bắc dần dần thổi lên, nước chảy về
hướng đông, sức gió nam yếu, không chống nổi dòng nước chảy mạnh
về đông, lúc ấy sẽ khó giữ được ổn tiện vậy. Bởi vì có những cồn cát
nằm thẳng bờ biển, chạy dài từ đông bắc qua tây nam; động cao dựng
đứng như vách tường, bãi thấp cũng ngang mặt nước biển; mặt cát khô
rắn như sắt, rủi thuyền chạm phải ắt tan tành; bãi cát rộng cả trăm
dặm, chiều dài thẳm thẳm chẳng biết bao nhiêu mà kể, gọi là “Vạn Lý
Trường Sa”, mù tít chẳng thấy cỏ cây nhà cửa; nếu thuyền bị trái gió
trái nước tấp vào, dẫu không tan nát, cũng không gạo không nước, trở
thành ma đói mà thôi. Quãng ấy cách Đại Việt bảy ngày đường, chừng
bảy trăm dặm124. Thời quốc vương trước, hằng năm sai thuyền đánh
cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền hư tấp
vào. Mùa thu nước dòng cạn, chảy rút về hướng đông, bị một ngọn
sóng đưa đi thuyền có thể trôi xa cả trăm dặm; sức gió chẳng mạnh, sợ
có hiểm họa Trường Sa.
Mùng 3 tháng Sáu, cáo từ quốc vương, định đến ngày 15 sẽ
xuống Hội An, liệu lý đường về cho kịp gió mùa lập thu. Vương lưu