HẢI NGOẠI KỶ SỰ - Trang 17

Cuối tháng Chạp, tuyên cáo hành trình với các nhà quan thân

đương cục và bạn bè làng thơ. Kế đến ra Giêng, kẻ tiễn người đưa, kẻ
biếu quà, người cho vật dụng, rồi thì, chúc lên đường mạnh giỏi, đưa
thơ ca tặng hành, tấp nập từ sớm đến chiều chẳng lúc nào rảnh. Định
đi lần thứ nhất, đình lại; qua lần thứ hai, cũng lại đình; lần lữa đến lần
thứ ba mới quyết định. Đêm Thượng nguyên (15 tháng Giêng năm Ất
Hợi, Khang Hy thứ 34, tức 27-2-1695 dương lịch) lên đò từ bến tây,
đã có tàu biển chờ sẵn ở Hoàng Phố.

Đêm ấy nước ròng bến cạn, mấy mươi người dắt đò, mãi không

ra đến Châu Giang. Ngồi trên đò “Dưa hấu”, cùng đồ đệ bày trà quả
cơm bánh ra ăn bữa tối. Trời mưa lay phay, dội vào hai chậu mẫu đơn
đặt trước mũi thuyền, mỗi chậu có vài mươi đóa hoa chớm nở; xảy lúc
ấy, trước gió, cách sông, có người tựa lầu thổi ống địch; sực nhớ
chuyện cũ Khai Nguyên, trong khi Huyền Tông đối diện Dương Quý
Phi, uống rượu bồ đào, đặt khúc hát mới, làm cho tiệc vui được thêm
phần tươi đẹp. Nay danh hoa lìa nước, lòng hoa ủ buồn, há không một
lời nào để yên ủi hoa sao! Nhơn bắt chước Thanh bình điệu của Lý
Bạch làm thành ba bài tuyệt cú như sau:

Bài thứ 1
Trỗi khúc xuân ca hứng chửa tàn,
Hương trời lạnh lẽo luống riêng than.
Nhìn hoa, nhân thế nhường trong mộng,
Ai kẻ đêm trường thức hỏi han?
Bài thứ 2
Mây mưa che khuất bóng trăng rằm,
Tựa gối nhìn hoa, lắng sóng gầm.
Bể thẳm muôn trùng ai dễ vượt,
Một cành bầu bạn bước xa xăm.
Bài thứ 3
Ngày xuân trăm thức thảy đua tươi,
Thượng uyển xưng vương chỉ một ngươi.
Nam quốc ngày nay khoe sắc thắm,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.