PHỤ KHẢO
ề chúa Nguyễn Phúc Châu và Thích Đại Sán trong bộ Hải
ngoại kỷ sự khoảng thế kỷ XVII
Nhận định bộ Hải ngoại kỷ sự có một “cao độ giá trị sử liệu
khoảng thế kỷ XVII”, có liên quan đến “địa dư, phong tục nhân vật”
và thực trạng xã hội nước Việt đương thời, do Thích Đại Sán, bút ký
trong thời gian lưu trú hơn một năm tại Thuận Quảng (1694-1695).
Và theo lời mời của Chúa Nguyễn Phúc Châu, Thích Đại Sán đã
từ am Trường Thọ (Quảng Đông), đời nhà Thanh (Trung Quốc), qua
nước Việt và lưu trú tại Thiền Lâm và Thiên Mụ.
Do những sự ghi chép trên, chúng tôi xin tìm hiểu thêm về các di
tích hiện còn ở Thuận Hóa, những di tích có dính liền ít nhiều đối với
Hải ngoại kỷ sự, hầu cống hiến quý vị độc giả tham khảo.
Huế, ngày 20 tháng 12 năm 1962.
NGUYỄN SANH MAI
TRÚC LÂM
Di ảnh của Thích Đại Sán tay cầm phủ phất, tay bắt ấn, ngồi trên
nệm cỏ.
Trên di ảnh có ghi:
“Thạch Liêm lão hòa thượng tiếu tượng”.
BÌNH BÁT
Bình bát này của Thích Đại Sán dùng để thọ trai, làm bằng Kim
sa (?), có chiếc muỗng gỗ nhỏ.
Di ảnh và bình bát này nguyên trước để tại chùa Khánh Vân, sau
hòa thượng Giác Tiên đem về Trúc Lâm trên 40 năm nay.
THIÊN MỤ