89. Tức Tô Thức, thi sĩ đời nhà Tống.
90. Phủ chánh: Sửa chữa. (BT)
91. Sách Luận ngữ: Thầy Tăng Điềm nói rằng: “Chí tôi chỉ muốn
tắm ở sông Nghi, hứng gió ở đàn Vũ Vu, cùng 5, 3 đồng tử ngâm vịnh
rồi trở về”.
92. Thời Lương Vũ đế, Đạt Ma tổ sư đã nhập tịch, chôn ở chùa
Định Lâm, núi Hùng Nhĩ. Sau ba năm, Ngụy Tống Vân đi sứ Tây Vực
trở về, gặp Đạt Ma ở sông Lãnh (Ở Tây Vực thuộc nước Nhục Chi)
đương đi, tay cầm một chiếc giày. Vân hỏi sư đi đâu? Trả lời rằng: “Đi
về Tây Thiên”. Vân về thuật chuyện lại, vua Minh đế khiến đào mả
lên xem, thấy trong hòm chỉ còn một chiếc giày da.
93. Tô Đông Pha bị trích ra Huệ Châu, thuyền ghé chùa Kim
Sơn, nằm chiêm bao thấy một nhà sư, mời ăn cơm chay với muối
vừng. Hỏi các nhà sư ở chùa, nói rằng Tổ sư Đức Vân, trước ưa ăn
muối vừng, nên nay vẫn làm cúng. Đông Pha bèn tỉnh ngộ tiến thân,
làm bài thơ có câu: “Tiền thế Đức Vân kim thị ngã, y hy thượng ức
Diệu Cao đài” v.v.
94. Phong Can là tăng nhơn đời nhà Đường. Lúc ông đi khuyến
hóa ở Kinh Triệu, gặp Lư Khâu Dẫn, sắp bổ vào làm Thái thú Thai
Châu. Lư hỏi thăm ở chùa Quốc Thanh, núi Thiên Thai có thầy nào
giỏi. Phong Can nói có Hàn Sơn, Thập Đắc hiện đang coi việc nấu
cơm và rửa bát ở chùa ấy. Tức là Văn Thù Bồ Tát. Khâu Dẫn đến chùa
tìm yết kiến. Hàn Sơn, Thập Đắc cười bảo rằng: “Phong Can lẻo
mép”.
95. Tỳ kheo nghĩa là kẻ xuất gia, đã chịu giới pháp đầy đủ. Tỳ
kheo tức là khất sĩ, khất thực vậy.
96. Bồ đề tức là chánh giác. Có ba thứ Bồ đề: Thanh Văn Bồ đề,
Duyên Giác Bồ đề và Chư Phật Bồ đề. Phạn ngữ gọi A Nậu Đa La
Tam mịch tam bồ đề nghĩa là Vô thượng chính đẳng chính giác.
97. Có lẽ chỉ Hoàng Phúc đời nhà Minh, ông có qua làm Bố
chánh ở Nam Việt.