116. Xuân Thu, Kỷ Lương theo Tề Trang công đánh nước Cử, bị
tử trận. Vợ Kỷ Lương gối thây chồng khóc 10 ngày rất thảm thiết,
người qua đường đều sa nước mắt; sau khi đã chôn cất, bà nhảy xuống
sông Ty Thủy tự tử.
117. Đặng Du người đời nhà Tấn, tên chữ là Bá Đạo, lúc chạy
giặc ngặt quá, phải bỏ con mình mà dắt con của người em. Sau làm
quan đến Thượng thư, không có con nối dòng. Người đương thời làm
câu ca rằng: “Thiên đạo vô tri, Đặng Bá Đạo vô nhi”.
118. Tây Sơn tức Thú Dương sơn. Bá Di hái rau vi ở Tây Sơn
cho trọn tiết làm tôi.
119. Phao chuyên dẫn ngọc (gieo gạch dẫn ngọc), lời nói khiêm
của kẻ làm văn, mỗi lúc đưa thơ văn mời người khác đáp họa.
120. Ý nói bỏ chốn văn minh vào ở nơi man rợ, cũng như tuột
xuống cây cao, vào nơi hang tối (hạ kiều mộc nhập vu u cốc).
121. Hiếu nữ thời Đông Hán, cha chết đắm, nàng mới 14 tuổi,
đêm ngày đi quanh bờ sông than khóc, sau cũng nhảy xuống sông tự
tử, ôm thây cha nổi lên, người đời sau lập bia bên sông để kỷ niệm.
122. Lưỡng túc là chữ trong Kinh, đủ ba điều sáng và đủ muôn
nết.
123. Xây lưng: Quay lưng về phía nào đó. (BT)
124. Theo Phạm Hoàng Quân, chỗ này dịch giả đã dịch chưa
chính xác, phải dịch là: “Quãng ấy cách Đại Việt bảy canh, bảy canh
chừng bảy trăm lý (dặm)” mới chính xác. (BT)
125. Chu Công trong một buổi tắm, ba lần búi tóc lại để tiếp
khách, trong một bữa ăn cũng ba lần nhả cơm đi ra tiếp kẻ hiền sĩ.
126. Tức đức Duy Ma Khiết, tĩnh, nghĩa là thanh tịnh không dơ
bẩn, danh, nghĩa là thanh danh viễn ba (tiếng tăm xa đồn).
127. Có lẽ tức Điều Ngự trượng phu, chỉ con trai, đàn ông mà
nói.
128. Văn Thù sư lợi nói rằng: “Con gái của Sa Kiệt La Long
vương, mới tám tuổi, có trí tuệ lợi căn, thông hiểu các phép, phát Bồ