LỜI GIỚI THIỆU TÁC PHẨM HẢI NGOẠI
KỶ SỰ
ồng thời với việc nghiên cứu các Châu bản triều Nguyễn và
công bố những tập trích yếu về đời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị...,
Ủy ban Phiên dịch Sử liệu của Viện Đại học Huế vẫn tiếp tục phiên dịch
các sử liệu giá trị. Ủy ban đã cho xuất bản bộ An Nam chí lược của Lê
Tắc, và đã được sử giới cùng học giới hoan nghênh. Nay với bộ Hải
ngoại kỷ sự của Đại Sán Hán Ông, Ủy ban muốn cống hiến độc giả một
đoạn phim hiếm có về đời sống của người Việt Nam ở vùng Thuận Hóa
vào cuối thế kỷ XVII do một vị lão tăng Trung Quốc ghi lại. Vị lão tăng
này, tức là Đại Sán Hán Ông, đã qua Thuận Hóa, thể theo lời mời của
Chúa Nguyễn Phúc Châu, ở tại chùa Thiền Lâm (An Cựu, Thừa Thiên)
và đã thuật lại trong một bản văn do chính Chúa đề tựa về cuộc hành
trình đầy nguy hiểm của Đại Sán từ Quảng Đông đến Thuận Hóa, với các
việc Đại Sán đã tai nghe mắt thấy trong thời lưu lại Nam Hà.
Đại Sán đến đất Thần kinh1 vào ngày 29 tháng Giêng năm Ất
Hợi (tức là ngày 13 tháng Ba năm 1695) và đến ngày 28 tháng Sáu
năm đó (tức là ngày 7 tháng Tám) mới rời Thiền Lâm để vào Hội An
về Quảng Đông. Tại Hội An tàu bị trở gió và Đại Sán bị đau ốm, nên
phải hoãn cuộc hành trình. Đại Sán ra Thuận Hóa lần nữa vào ngày 16
tháng Mười (tức là ngày 22 tháng Mười một). Lần này Đại Sán trở ra
Thuận Hóa lưu trú tại chùa Thiên Mụ, rồi vào cuối hạ tuần tháng Sáu
năm sau mới về Trung Quốc.
Đọc Hải ngoại kỷ sự của Đại Sán, chúng ta sẽ thấy được lòng
sùng mộ Phật giáo của người thời bấy giờ, kể từ Chúa thượng đến thần
dân. Chẳng những thế, chúng ta còn có một ý kiến rõ về đời sống của