HẢI NGOẠI KỶ SỰ - Trang 9

(đương làm thế tử) đã nhiều năm ngưỡng mộ; Tiên vương (tức Nghĩa
vương) đưa thư rước mời hai lần không qua. Mùa thu năm Giáp Tuất,
ta muốn thụ Bồ Tát giới pháp, nối chí Tiên vương sai người qua rước,
may được hòa thượng nhận lời. Từ mùa xuân năm Ất Hợi, hòa thượng
qua đến nơi, lưu lại đến mùa hạ năm Bính Tý, được gần gũi hôm sớm,
cung dưỡng chuyện trò; sau những lúc giảng luận thiền kinh, còn chỉ
vẽ luân thường cương kỷ từ việc lớn đến việc nhỏ, rạch đường chỉ nẻo,
lời lẽ rõ ràng; khác nào dắt người từ trong chỗ tối tăm, đem ra nơi
thanh thiên bạch nhật giúp ích cho quả nhơn trong việc chính trị nhiều
biết chừng nào.

Hòa thượng trích lục một hai việc, chép ra thành sách, nhan đề

Hải ngoại kỷ sự; lúc trở thuyền về nước đưa cho ta xem và khiến ta
viết bài tựa. Tự xét học hành ít ỏi, dám đâu cầm bút viết văn; hoặc giả,
vì sách chép việc nước ngoài, lạ lùng tai mắt, sợ độc giả nghi là hoang
đường, nên muốn ta chứng thực một đôi lời, hầu được phụ chép sau
kiệt tác của đại hiền vậy. Còn về phần Phật pháp văn chương, tài tình
đạo đức, thầy ta khai hóa hơn 30 năm, viết sách hơn 20 loại, lưu hành
đã lâu, đã có định giá, lời tán dương của ta, nào có tăng ích được gì
đâu. Tuy nhiên, đại thiên thế giới, bụi tro hạt cát đều do biến hương
thủy kết thành; trong những ngày quả nhơn cùng với lão hòa thượng
ngao du trong hương thủy Hoa nghiêm, thì chẳng có gì phân biệt nội
ngoại. Nay đã cùng nhau cách xa đại hải, ở Quảng Đông mà chép việc
Đại Việt, thì gọi là Hải ngoại kỷ sự cũng đúng lắm rồi.

Giáp Tý (1696), bồ nguyệt (tháng Năm),
Đại Việt quốc vương Nguyễn Phúc Châu,
thụ Bồ Tát giới đệ tử, Pháp danh Hưng Long,
Kính lễ viết tại Tĩnh danh phương trượng
ở Tây cung Giác vương Nội viện.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.