HAI NGƯỜI ĐẾN TỪ PHƯƠNG XA - Trang 57

các việc phải làm, phải chăm sóc trẻ theo tiêu chuẩn bên đây, có giờ ăn, giờ
ngủ và giờ đi dạo trong công viên. Chiều về bị xét nét xem có làm đúng
không. Tới tháng ăn lương, không muốn nhận cũng phải nhận. Đâu giống
như bên Việt Nam, ông bà có quyền rầy dạy, nuôi nấng theo ý mình. Bởi
khổ tâm vậy nên có lần bà “đình công”, cho thằng cháu lai đi nhà trẻ, bà
còn để thời gian đi chùa niệm Phật và gặp gỡ bạn bè đồng hương nữa chứ!
Nhưng mà rốt cuộc cũng không đành lòng. Rồi lại tiếp tục giữ cháu, hết đứa
này đến đứa khác.

- Thì đi chùa làm gì mà lại bỏ cháu. Tụi nó cũng là “chúng sanh” mà - Bà

nội tôi có ý kiến - Làm công quả chi cho xa xôi, cháu ruột mình mà mình
không chăm giữ. Chỉ buồn, con cái coi cha mẹ như người làm công ăn
lương.

Ra là vậy, thế mà có bao giờ bà nội viết thư than thở về chuyện này đâu,

lúc nào cũng nói mình sung sướng, mình hạnh phúc, mình tự do.

- Con ơi! Ông bà bên đây xuống giá lắm - Bà Lý lại ta thán - Con cái lo

cho chó mèo còn thấy vui hơn là lo cho cha mẹ. Bởi vậy bà quyết chí hồi
hương, năm sau thằng cháu nó vô cấp hai, tự đi xe bus được thì bà về. Bà
nhớ Việt Nam lắm, thương Việt Nam lắm, tội nghiệp! Chiều ba mươi Tết
đứng bên cửa sổ phòng bà nhìn xuống hồ Léman, thấy nước dâng lên mà
nhớ quê mình ghê gớm.

Về Việt Nam rồi tôi vẫn nhớ như in cảnh ông nội xách giỏ đi chợ hằng

ngày. Ông băng qua con đường mòn trong rừng, leo hai cái dốc thì ra tới
đường cái. Ông nói phải đi bộ hằng ngày để luyện tập đôi chân, trời lạnh
mà bó gối nằm nhà là chân cẳng cứng đơ hết. Còn bà nội thì ngày nào cũng
ăn mặc chỉnh tề rồi mới dám mở cửa phòng xuống nhà dưới mở hộp thơ.
Cất công như vậy nhưng nhiều khi chả có cái thơ nào ngoài một chồng giấy
tờ quảng cáo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.