vác nhiệm vụ này trong vòng bảy năm chứ ít ỏi gì! Còn tao phải đến hết
năm sau mới xong “nhiệm kỳ”.
- Bà chị than thở gì? - Một ông già xen vào giành quyền được nói - Tôi là
đàn ông đàn ang mà cũng phải gánh vác nhiệm vụ đó. Mình mà không làm
thì lương tâm nó cắn rứt lắm.
- Ở đây đâu có ai bằng tôi - Một bà nhỏ thó nãy giờ im lăng giờ cũng lên
tiếng - Tôi đã qua “thâm niên” hai mươi năm rồi đây, vậy mà cũng còn bị
dày xéo, chưa làm vừa lòng “bà chủ”.
- Tại bà không biết “đấu tranh” - Bà Lý bất bình thay - Tôi ngày mới qua
cũng như bà nên tụi nó ăn hiếp, đi chùa cũng không cho, bạn chết đi đám
ma nó cũng cằn nhằn. Tôi phải dùng chân lý để đấu tranh cho lẽ phải nên
bây giờ mới được đi chùa mỗi tháng một lần, đỡ khổ!
Tôi thật không hiểu họ đang nói về “nhiệm vụ” gì, “tụi nó” là ai và tại
sao phải “đấu tranh”. Cố nghe để tự suy đoán không được tôi đành hỏi
thẳng:
- Mấy ông bà đang nói chuyện gì vậy?
Cả hội cười ồ. Ông nội tôi giờ mới chịu mở miệng:
- Mấy ông bà già bên đây bị giữ cháu đó mà. Nhưng cháu không giống
bên Việt Nam, không phải muốn nuôi sao cũng được, muốn rầy dạy sao
cũng được và nhất là không được đánh cháu. Ở tù chết!
- À thì ra... - Tôi vỡ lẽ - Giữ cháu nội cháu ngoại đó mà! Làm gì mấy ông
mấy bà dùng toàn từ “đao to búa lớn”.
- Sự thật là vậy đó con ơi! - Bà Lý đều giọng - Không đơn giản đâu, có ở
trong cuộc mới thấu. Giữ cháu ruột mà như làm vú em, nếu cháu là con lai
thì còn phiền não nữa. Sáng trước khi vô sở, cha mẹ tụi nó để lại danh sách