MƯỜI CHÍN
B
ên ngoài Tòa Bạch Ốc, hàng đoàn xe buýt đậu san sát vào nhau,
vây chung quanh một khu vực, không khác gì cảnh đoàn người Viễn
Tây bị quân da đỏ bao vây ngày xưa, nhưng tại trung tâm Washington
DC lúc bây giờ không có các người da đỏ hò hét tấn công, nhưng dưới
cơn mưa đá và tuyết lạnh băng giá của đêm thứ sáu 14 tháng 11 năm
1969, có hàng ngàn người Hoa Kỳ đang cầm những chiếc ly bằng nhựa,
bên trong có đốt một ngọn nến leo lét trước cơn giá lạnh, đang diễu
hành để tang cho những người thân yêu của mình đã bỏ mình tại Việt
Nam.
Họ lặng lẽ chầm chậm bước theo nhịp trống tang lễ. Đoàn người biểu
tình khoảng bốn chục ngàn người, đang tham dự cuộc tuần hành kéo
dài suốt bốn mươi tiếng đồng hồ chống lại sự chết chóc, đang trải qua
những giờ cuối cùng của một cuộc biểu tình. Mọi người tham dự đều
mang trước ngực của mình một tấm bảng nhỏ có viết tên thân nhân của
họ đã bỏ mình tại chiến trường Việt Nam, hoặc tên của một ngôi làng
tại đó đã bị thiêu hủy. Mark Sherman lặng lẽ đi giữa đoàn người diễn
hành như một người máy, miệng há hốc, gương mặt không tỏ ra một
thái độ nào nhất định, có thể diễn tả bằng một sự tổng hợp của một
thoáng mỉm cười và một nét dằn vặt đau đớn. Một trong số những
người tổ chức đoàn biểu tình để ý tới thái độ này của Mark, ông ta chau
vội mày khi thấy một chuyên viên thu hình từ đàng trước, người đàn
ông vội vã bước đến bên cạnh mẹ của Mark đang đi bên cạnh đó, thì
thầm vào tai bà điều gì thật khẩn trương. Một lúc sau khi người tổ chức
đoàn biểu tình bỏ đi thì Tempe đặt tay lên vai con và nói điều gì đó với
Mark như một người mẹ đang dỗ dành một đứa bé. Vừa bước đi, vừa
nghe mẹ nói, thái độ của Mark trở nên thư thái hơn trước. Đôi mắt vẫn
hững hờ nhìn vào lớp mưa tuyết đang rơi rơi trước mặt.