giải lao dọc hành lang lớp đêm tại chức đại học Ngoại ngữ.
-----
Anh chưa bao giờ xấu hổ vì mình là một gã "quê quê". Anh học trễ,
nhà lại nghèo. Lên trung học phổ thông, anh bắt đầu nghe ngóng đám thanh
niên ly nông thỉnh thoảng lễ tết về làng kể chuyện thiên đường phố xá. Anh
cũng mê điện ảnh "mì ăn liền" đang nở rộ, không phải vì hay ho gì, nó
chuyển tải nhiều đại cảnh thị thành. Truyền hình chiếu mấy phóng sự báo
động nỗi khổ người lao động nhập cư. Chẳng nao núng, anh còn láu cá vun
vén được ít kinh nghiệm. Lớp 11, anh bỏ học theo gót một người cùng xóm
vào Sài Gòn kiếm tiền bằng nghề phụ hồ.
Ngày anh đi, cha yếu lắm rồi. Ông căn dặn: "Chưa có bằng tú tài cũng
kể như thất học. Chúc con chân cứng đá mềm, nghĩ đến cha thì gắng vừa
làm vừa học con nhé".
Mất chín năm anh mới thực hiện xong di huấn của cha. Hiện anh đủ
sống với công việc của một nhà thầu xây dựng nhỏ lẻ.
- Em nằm trong nhóm thiểu số người Sài Gòn không giữ hồn quê.
- Càng ngày phố thị càng đậm đà màu "thương nhớ nhà quê".
- Suốt dòng lịch sử, Việt Nam chưa có thành phố nào ra đời bởi nhu
cầu kinh - thương thuần túy hoặc thể hiện đầy đủ chức năng đô thị. Phố
Hiến và Hội An là hai trường hợp chết yểu cá biệt, dù nó mang nặng yếu tố
ngoại lai.
- Vì lẽ đó, người nhập cư luôn mơ ước sở hữu một quyển sổ hộ khẩu?
- Con đường đi đến công bằng quá gian nan. Trong khi mỏi mòn chờ
đợi hồng ân của nhận thức, nên dốc sức thu lượm tinh hoa khoa học kỹ
thuật và nhân văn, hoặc nói cách khác là phải tiêu hóa gấp những điều mới