- Nhìn xem chất vải này có được không?
Chu Thị mang theo hai người dừng chân trước một hàng bán vải bố
ven đường, không ngừng mà so sánh hai vóc vải màu sắc tựa hồ nhau,
dường như khó mà phân biệt được.
Trên bãi đá phía đối diện lúc này có một đoàn xiếc đang biểu diễn
nuốt kiếm, phun lửa đều là tuyệt kỹ, Lâm Đại xem không chơp mắt.
Trưởng thành sớm nên Thẩm Khê đối với những mánh khóe lừa người cảm
thấy không hề hứng thú, ngẩng đầu nhìn Chu Thị nói: - Mẹ, chất vải này
nhìn cũng được, nhưng mẹ mặc vào có phải lòe loẹt quá không?
Chu Thị mắng: - Tiểu tử thối, con trước khi vào thành còn nói sẽ giúp
mẹ xem cách ăn mặc, như thế nào mà vào thành lại ăn nói ủ rũ thế hả? Tuy
nhiên mẹ mua cũng không phải cho mình, mẹ muốn may hai bộ xiêm y cho
Đại Nhi. Phía trước đều là những hiệu may sẵn, chất vải liệu có tốt không?
- Ta vào thành như thế nào cũng không thể ăn mặc khó coi được, coi
như bản thân không cần quan tâm, còn sợ khiến cho chủ nhà mất thể diện
đây này.
Thẩm Khê nhún nhún vai, không nói cái gì nữa.
Chu Thị mua hết hơn một trăm văn, mua được năm thước vải bố, sau
đó ba người tới tiệm quần áo, để cho thợ may đo người của Đại Nhi. Chu
Thị đối với bản thân thì hà khắc, nhưng lại không chút tiếc tiền mua vải tốt
may thành quần áo cho Lâm Đại. Khuôn mặt nhỏ nhắn của Lâm Đại tràn
đầy cảm kích, đối với Chu Thị khi nói chuyện càng thêm khéo léo.
Y phục nhanh nhất cũng phải hai ngày mới có thể làm xong, từ tiệm
may ra ngoài, Chu Thị lại mua một ít gạo cần thiết mang về… Tuy rằng
thoạt nhìn không thấy Chu Thị khỏe mạnh, nhưng dù sao trong thôn đã
quen với việc nhà nông, nâng xách túi gạo căn bản không tốn công sức.