phụ vị tử nhi hữu nhị thập ngũ tử tông. Thị dĩ nhân dân chúng nhi hóa tài
quả, sự lực lao nhi cung dưỡng bạc, cố dân tranh. Tuy bội thưởng lũy phạt
nhi bất miễn ư loạn).
Vì lẽ tình trạng kinh tế ảnh hưởng lớn – nếu không phải là quyết định – tới
tâm tình, cách cư xử, đời sống tinh thần của con người, nên người thời cổ
có từ nhượng hơn người đời nay cũng không đáng khen, người đời nay có
tàn bạo hơn người thời cổ cũng không đáng chê, chỉ là luật tự nhiên cả. Hàn
Phi viết tiếp:
“Ông Nghiêu làm vua thiên hạ mà nhà lợp bằng cỏ tranh không xén, cột rui
bằng gỗ không đẽo, ăn cơm gạo xấu với canh rau lê, rau hoắc, mùa đông
mặc áo da hươu da nai, mùa hè mặc áo vải thô, dẫu kẻ canh cổng cũng
không sống đạm bạc hơn. Ông Vũ làm vua thiên hạ mà tự cầm bừa xách sọt
đi trước nhân dân, đùi và ống chân trụi hết lông, đến kẻ nô lệ cũng không
cực khổ hơn. Do đó mà xét, các vua thời cổ nhường ngôi thiên tử thì cũng
chỉ là từ bỏ cuộc sống của người giữ cổng, đời lao khổ của tên nô lệ, có gì
đáng khen đâu. Một viên huyện lệnh ngày nay khi chết rồi thì con cháu
mấy đời sau còn được (ung dung) ngựa xe, vì vậy mà người ta quí chức
huyện lệnh. Cho nên về cái việc từ nhượng, thời xưa nhường ngôi thiên tử
thật là dễ mà ngày nay từ chức huyện lệnh thật khó, chỉ do cái lợi hậu hay
bạc khác nhau xa (…) Mùa xuân những năm đói kém, dù là em ruột còn
nhỏ, người ta cũng không nhường cho thức ăn, mùa thu những năm được
mùa (mùa thu là mùa gặt lúa ở Trung Hoa), dù là khách lạ đến cũng mời ăn,
đâu phải sơ với tình ruột thịt mà thân với khách qua đường, chỉ là vì thực
phẩm còn nhiều hay ít đấy thôi. Cho nên cổ nhân khinh tài vật không phải
là có lòng nhân, mà vì tại vật có nhiều; ngày nay người ta tranh đoạt của
nhau không phải là ti tiện mà vì tài vật có ít. Ngày xưa người ta coi thường
và từ bỏ ngôi thiên tử không phải là cao thượng mà vì quyền thế ít, ngày
nay người coi trọng và tranh nhau quan chức không phải là đê tiện mà vì
quyền thế nhiều”.
故飢歲之春,幼弟不餉;穰歲之秋,疏客必食。非疏骨肉愛過客也,
多少之實異也。是以古之易財,非仁也,財多也;今之爭奪,非鄙
也,財寡也、輕辭天子,非高也,勢薄也;重爭士橐,非下也,權重