HÀN PHI TỬ - Trang 101


(Cố cơ tuế chi xuân ấu đệ bất hướng, nhương tuế chi thu, sơ khách bất tự,
phi sơ cốt nhục ái quá khách dã, đa thiểu chi thực dị dã. Thị dĩ cổ chi dị tài
phi nhân dã, tài đa dã; kim chi tranh đoạt, phi bỉ dã, tài quả dã, khinh từ
thiên tử phi cao dã, thế bạc dã: trọng tranh sĩ thác phi hạ dã, quyền trọng dã
– Ngũ đố)
Hàn tả đời sống cực khổ của vua Nghiêu chắc là quá đáng: dĩ nhiên vua
Nghiêu không có nhà cao cửa rộng, có ngựa xe gấm vóc như một viên
huyện lệnh thời Chiến Quốc, nhưng dù là một tù trưởng thì ông ta cũng có
kẻ hầu người hạ, có thịt ăn vì thời đó thú rừng không hiếm, đâu tới nỗi phải
ăn toàn rau lê rau hoắc. Nhưng cái tinh thần khinh tài vật của người thượng
cổ thì có thực, không phải chỉ vì tài vật nhiều mà còn vì nhu cầu người thời
đó ít nữa. Ai cũng biết các dân tộc bán khai hiếu khách hơn các dân tộc
“văn minh” chúng ta. Ông Will Durant – trong sách đã dẫn – chép lại một
chuyện lí thú: “Một người Anh tên là Turner kể cho một thổ dân Samoa
nghe tình cảnh bọn người nghèo ở Lơn-đơn (London) thì chú “mọi” đó rất
ngạc nhiên hỏi: “Làm sao có thể như vậy được kìa? Không gì để ăn? Vậy
họ không có bạn bè, không có nhà cửa sao? Nhưng họ ở đâu mà ra? Còn
nhà cửa của bạn bè chứ?” Người da đỏ nào đói cứ đi xin ăn là có liền;
nghèo tới mấy thì cũng không ai từ chối một người đói: “Trong thành phố
mà còn lúa thì không ai bị nhịn đói cả” (trang 35 – 36)
Cái lẽ “có hằng sản rồi mới có hằng tâm” Quản Trọng đã giảng cho Tề
Hoàn công tử đời Xuân Thu, rồi Mạnh tử nhắc tới hai lần, trong Lương Huệ
vương thượng
– 7: “Không có hằng sản mà chỉ có hằng tâm thì chỉ kẻ sĩ
mới được như vậy. Còn thường dân, nếu không có hằng sản thì không có
hằng tâm”, và trong Đằng Văn công thượng 3: “Cách ăn ở của dân là: có
hằng sản mới có hằng tâm, không có hằng sản thì không có hằng tâm” (Dân
chi vi đạo dã: hữu hằng sản giả hữu hằng tâm; vô hằng sản giả vô hằng
tâm). Nếu dân đói thì họ tranh giành nhau, và thời Hàn Phi là thời “người ta
tranh đoạt của nhau”, thời trọng sức mạnh.
Hàn Phi đã thấy luật “đấu tranh để sống”. Luật đó ở thời Chiến Quốc thật
gay gắt. Như ở phần I chúng tôi đã nói, bọn tân địa chủ có học vấn tài năng,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.