HÀN PHI TỬ - Trang 104

Khii ông bôn ba các nước chư hầu, ông dắt các môn sinh theo và khi phải
giao thiệp với người ngoài, ông thường sai Tử Cống, Tể Ngã đi thay, coi họ
như những nhà ngoại giao.
Mạnh tử nối chí Khổng Tử cũng dạy học và dắt các môn sinh đi khắp các
nước, lần nào cũng gồm mấy trăm người trên mấy chục cỗ xe.
Còn đạo Mặc thì rõ ràng là một đoàn thể chính trị có qui luật nghiêm khắc
hơn cả một chính đảng ngày nay: môn sinh phải tuyệt đối tuân lời Mặc tử.
Ông thành một đảng chủ, gần như một giáo chủ. Người có tài đức trong
đảng được cử làm “cự tử” (tức như thủ lãnh) và các người trong đảng hễ
làm quan, có lộc phải nộp cự tử một phần để chi dùng cho đảng. Có một lần
ở Dương Thành, tám mươi ba đệ tử cùng chết theo một cự tử tên là Mạnh
Thắng; lần khác con trai một cự tử tên là Phúc Thôn giết người, Tần Huệ
vương thương Phúc Thôn đã già mà chỉ có mình nó là con, tha tội cho nó;
Phúc Thôn không tha, tự giết con, vì phải theo luật của đạo Mặc: hễ giết
người thì phải đền mạng.
Lão tử và Trang tử tuy có bàn về chính trị - Lão tử chủ trương vô vi, Trang
tử chủ trương hoàn toàn tự do, gần như vô chính phủ - nhưng không hoạt
động về chính trị. (Trang tử muốn làm con rùa sống mà lết đuôi trong bùn
còn hơn một con rùa chết được trân tàng ở miếu đường) cho nên không lập
đảng, mà không có hoặc có rất ít môn sinh. Lẽ ấy là dễ hiểu.
Nhưng Pháp gia hầu hết ở trong giai cấp tân địa chủ, chuyên hoạt động về
chính trị mà trong suốt ba bốn chục năm không nhà nào đào tạo môn sinh,
thành lập một đảng, là tại sao? Họ rời rạc: Thương Ưởng không nhận là
môn đệ của Ngô Khởi, Hàn Phi không coi Thương Ưởng là thầy. Hình như
họ chỉ như người phương Tây ngày này gọi lài “technocrate” (kỹ phiệt), chỉ
là những kỹ thuật gia về chính trị, về pháp thuật, không được như giai cấp
“bourgeoisie” của Pháp ở thế kỷ XVIII, nên không gây được một cuộc cách
mạng, không có ý lật đổ quân quyền, trái lại còn quá tôn trọng quân quyền
nữa. Hàn Phi tập đại thành tư tưởng các Pháp gia đời Tiên Tần, học thuyết
của ông tuy có hệ thống nhưng ông quá chú trọng tới thuật trị nước, còn
tinh thần tranh đấu của ông kém Thương Ưởng, chỉ nhận thấy rằng “các
huyện lệnh thời ông khi chết rồi, con cháu mấy đời còn được (ung dung)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.