dữ nhân tương nhược dã, vô phong niên bàng nhập chi lợi, nhi độc dĩ hoàn
cấp dã phi lực tắc kiệm dã. Dữ nhân tương nhược dã, vô cơ cận tật cứu họa
tội, chi ương, độc dĩ bần cùng giả, phi xa tắc nọa dã. Xa phi họa giả bần,
nhi lực nhi kiệm giả phú. Kim thượng trưng liễm ư phú nhân dĩ bố thí ư
bần gia, thị đoạt lực kiệm nhi dữ nọa dã, nhi dục sách dân chỉ tật tác nhi tiết
dụng, bất khả dã – Hiển học).
Có phải người nghèo nào cũng do xa xỉ hoặc làm biếng cả đâu, có phải
người giàu nào cũng do tiết kiệm và siêng năng cả đâu, nhất là trong xã hội
thời ông mà đã phải nhận rằng sự đấu tranh để sống rất gay go. Mà trong xã
hội lí tưởng của ông, thưởng phạt rất công minh, thì vẫn có những người
sinh ra yếu đuối, đần độn hơn người khác, hoặc cha mẹ nghèo nàn không
nuôi nấng giáo dục như những người khác, những người đó khốn khổ đâu
phải tại họ, sao lại không cưu mang, bố thí cho họ. Tâm lí Hàn đúng là tâm
lí hạng tân địa chủ, tôn trọng sự cần kiệm nhưng bất công và có phần tàn
nhẫn.
*
Bản tính thứ ba của con người theo Hàn, là chỉ phục tùng quyền lực mà
thôi. Về điểm này ông hoàn toàn khác Tuân tử. Tuân tin ở công dụng của
sự giáo hóa bằng lễ, nghĩa, ông thì không.
Thiên Lục phản, ông viết:
“Mẹ yêu con gấp bội cha yêu con mà cha ra lệnh thì con tuân lệnh gấp
mười mẹ ra lệnh. Quan lại không yêu gì dân mà lệnh được dân tuân lệnh
gấp vạn lần của cha mẹ. Mẹ tích lũy lòng yêu con mà lệnh không được
theo; quan lại dùng oai nghiêm mà dân tuân lệnh. Vậy dùng oai nghiêm hay
dùng lòng yêu, cách nào nên theo là điều dễ quyết định được rồi”
母之愛子也倍父,父令之行于子者十母;吏之于民无愛,令之行于民
也萬父。母积積愛而令窮,吏用威嚴而民聽從,嚴愛之策亦可决矣。
(mẫu chi ái tử dã bội phụ, phụ lệnh chi hành ư tử giả thập mẫu. Lại chi ư
dân vô ái, lệnh chi hành ư dân dã vạn phụ. Mẫu tích ái nhi lệnh cùng, lại
dụng uy nghiêm nhi dân thính phòng; nghiêm ái chi sách diệc khả quyết
hĩ).
Thiên Ngũ đố, ông cho sự giáo hóa không có công hiệu, chỉ có nghiêm hình