HÀN PHI TỬ - Trang 12

Công nghệ đầu đời Chu còn thô sơ: dân chúng đa số chế tạo lấy đồ dùng
trong nhà và đồ làm ruộng; một số nô lệ chuyên môn chế tạo khí giới và
các đồ dùng đẹp và quý cho giai cấp quý tộc, làm việc trong các xưởng của
quốc gia hoặc trong những gia đình lớn. Đọc tiểu thuyết của Gogol, Tolstoi,
Tourgueniev, ta thấy thế kỷ XIX ở Nga có lối công nghệ đó, các đại điền
chủ Nga có hàng ngàn, hàng vạn "linh hồn” (tức nông nô), và trong điền
trang của họ, có hàng chục, hàng trăm nông nô đàn ông và đàn bà chuyên
xây cất, đóng xe, dệt vải, chế tạo nông cụ và dụng cụ cho chủ. Rất ít khi
điền chủ mua đồ đạc ở thị trấn - thường rất xa - chở về điền trang dùng.
Tới thời Xuân Thu, công nghệ phát triển hơn, các đồ đồng bằng đồng đỏ,
các đồ cẩn, khảm đã đạt được kỹ thuật cao, đồ bạc và bằng ngọc đã xuất
hiện.
Qua thời Chiến Quốc, thêm đồ sơn, đồ thuỷ tinh; kỹ thuật đồ gốm, kỹ thuật
dệt và nhuộm (có khi người ta nhuộm tới bảy màu), rất tiến bộ và người ta
đã tìm được những hợp kim để chế tạo những tấm gương soi mặt rất tốt.
Ngoài ra, chính sách thực sản của Quản Trọng ở nước Tề (thời Xuân Thu) :
khai mỏ, đúc tiền, nấu nước bể làm muối, lập kho lẫm... có nhiều kết quả,
làm cho Tề phú cường, và qua thời Chiến Quốc, nước nào cũng chịu ảnh
hưởng của Tề. Thương mại còn phát triển hơn công nghệ nữa. Nhũng nơi
như Hàm Dương ở Tần, Lâm Tri ở Tề, Hàm Đan ở Triệu, Đại Lương ở
Nguỵ đều là những thị trần thương mại rất đông dân và thịnh vượng.
Sử còn chép tên những thương gia danh tiếng như Ý Đốn, người nước Lỗ,
Đoan Mộc Tử (tức Tử Cống, một môn đệ của Khổng Tử), cả hai đều ở cuối
đời Xuân Thu; qua thời Chiến Quốc có những phú thương rất có thế lực,
giao thiệp với hạng vua chúa, có kẻ được giao phó chức tướng quốc nữa
như Lã Bất Vi. Một người buôn súc vật ở Trịnh, tên là Huyền Cao, trong
khi đem súc vật ra chợ bán, gặp một đạo quân của Tấn muốn xâm chiếm
nước mình, bèn giả làm sứ giả của vua Trịnh, dâng đạo quân đó tiền bạc và
súc vật để xin họ đừng tiến quân nữa; vậy mà họ tin, đủ biết bọn phú
thương được trọng ra sao.
Thương gia nổi tiếng nhất ở đầu thế kỷ thứ V là Phạm Lãi. Ông vốn là một
trung thần của Việt Vương Câu Tiễn, giúp Câu Tiễn báo thù Ngô Vương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.