HÀN PHI TỬ - Trang 13

Phù Sai; khi đã toại chí, ông không thích làm một quan lớn trong triều đình
Việt, vì sợ luỵ đến thân, bỏ nước Việt, qua nước Đào, đổi tên là Đào Chu
Công, kinh doanh buôn bán mà giàu lớn. Quy tắc làm giàu của ông là áp
dụng luật cung cầu để biết lúc nào nên trữ hàng, lúc nào nên bán ra. Như
năm hạn hán, thuyền rẻ, nên mua trữ để sang năm ngập lụt bán ra; trái lại
năm ngập lụt nên mua trữ xe để năm hạn hán bán ra. Ông tính rằng trong
12 năm thế nào cũng có một năm đói lớn, và trung bình cứ một năm được
mùa, lại có một năm mất mùa. Ông còn bỏ vốn vào việc khai thác mỏ sắt
và bất kỳ công việc nào có lợi, không bao giờ để tiền nằm yên trong nhà,
mà cho nó lưu thông không ngừng, cho nên chỉ trong ít năm gây được một
sản nghiệp vĩ đại. Thật là một chính trị gia kiêm một nhà kinh doanh đại tài
của Trung Hoa thời Tiên Tần.
Hạng con buôn nhỏ, chẳng cần mạo hiểm kinh doanh, cứ bỏ tiền cho vay
lãi cũng đủ sung sướng, chẳng cần cày cấy, nuôi tằm, dệt lụa mà cũng ăn
ngon mặc đẹp; nông dân khi túng tiền, cần bán nông cụ cho họ, họ mua rẻ,
bằng nửa giá; rồi tới ngày mùa, cần chuộc nông cụ về, họ bắt trả gấp đôi.
Có lẽ chính vì bọn đó mà dân tộc Trung Hoa đặt giai cấp thương dân sau ba
giai cấp sỹ, nông, công; chứ hạng đại kinh doanh như Phạm Lãi thì không
bao giờ bị khinh, mà trái lại bọn quý tộc còn muốn làm quen với họ, mời họ
"ngồi cùng xe" nữa.
Về chính trị và xã hội, thời Chiến Quốc khác thời Xuân Thu cũng rõ rệt, có
phần rõ rệt hơn về kinh tế nữa, vì kinh tế biến chuyển đều đều, còn chính trị
có thể ở vài nước như Sở, Tần có những bước nhảy vọt.
- Chế độ phong kiến suy vi. Trong Chiến Quốc sách (trang 10,11) chúng tôi
đã viết: từ khi dời đô sang phía đông (Lạc Ấp), nhà Chu suy nhược lần lần,
đất đai thì phải chia cắt để phong cho các chư hầu công khanh, nên mỗi
ngày mỗi thu hẹp lại (hoá ra nghèo), chỉ còn trông cậy vào sự cống hiến của
các chư hầu mà chư hầu như nước Lỗ, trong 242 năm chỉ triều cống có ba
lần: không những vậy, vì cái danh nghĩa thiên tử, đôi khi còn phải giúp
lương thực cho chư hầu những năm họ mất mùa hoặc có chiến tranh.
Nhà Chu suy nhưng một số chư hầu mỗi ngày một mạnh vì chính trị tốt,
kinh tế phát đạt như Tề, hoặc vì thôn tính được những nước nhỏ hơn, khai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.