HÀN PHI TỬ - Trang 192

trắng không phải là ngựa” – Hàn chắc là lầm, thuyết đó là thuyết của Công
Tôn Long – các biện sĩ ở Tắc Hạ không ai bác được, nhưng khi ông ta cưỡi
ngựa trắng qua khỏi ải thì chịu nộp thuế. Vậy dựa vào lời hư không, có thể
thắng được một nước, mà khảo về thực tế, xét về hình trạng thì không thể
gạt nổi một người” (Ngoại trừ thuyết tả thượng).

Hơn nữa, ngay những thuyết nhân nghĩa của Nho và Mặc, ông cũng chê là
không thực tế, không áp dụng được, nói chỉ để chơi thôi. Ông ví những
thuyết đó như đất, bùn trẻ con làm bộ dùng làm cơm canh trong khi vui
đùa, nhưng tới bữa vẫn về nhà ăn cơm canh của cha mẹ… (Như trên).

Vậy biện luận thì phải thiết thực, không được dùng “hư ngôn”, đó cũng là
một qui tắc nữa của Hàn Phi.

*

Sau cùng, khi biện luận có khi phải dẫn chứng, không phải tham nghiệm
trước đã, nếu có đúng thì mới dùng làm chứng cứ, nếu không thì hoặc là
ngu, hoặc là lừa gạt thiên hạ. Hàn Phi diễn ý đó trong đoạn đầu thiên Hiển
học
mà nhiều sách văn học sử Trung Quốc cho là tiêu biểu cho văn nghị
luận của ông. Hàn viết:

(…)Khổng Tử và Mặc Tử đều xưng tụng Nghiêu Thuấn mà chủ trương
khác nhau và đều tự cho là chân truyền của Nghiêu Thuấn. Nghiêu Thuấn
đã không sống lại thì lấy ai là người quyết định được học thuyết nào mới
thực là của Nghiêu Thuấn (…)

[1]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.