HÀN PHI TỬ - Trang 199


Văn của Mạnh Tử hùng hồn, lôi cuốn, bừng bừng cái nhiệt tâm của một
chiến sĩ và tràn trề cái khí hạo nhiên của một đại trượng phu dám mắng
thẳng vào mặt các vua chúa đương thời, như khi ông mạt sát vua chư hầu là
hiếu chiến “cho đất ăn thịt dân, tội đáng chết” (Li Lâu thượng - 14); là “làm
liều, hoang vọng”, ham tiệc tùng, săn bắn làm cho dân phải nhịn ăn, phải
hầu hạ, không được nghỉ ngơi (Lương Huệ vương hạ - 4); hoặc khi ông
vạch tội Lương Huệ vương là giết dân rồi đổ lỗi cho sự mất mùa: “Vua để
cho loài chó, heo ăn hết đồ của dân mà chẳng biết ngăn cấm, trên đường
đầy những kẻ chết đói mà không xuất lúa phát chẩn cho dân. Dân chết, vua
nói rằng: “Chẳng phải tại ta, tại mất mùa đấy. Như vậy có khác nào đâm
chết người ta rồi lại bảo: “Chẳng phải tại ta, tại mũi dao đấy!” (Lương Huệ
vương thượng - 3), nhất là khi ông buộc tội Lương Huệ vương là đã khiến
cho loài thú ăn thịt dân vì trong bếp nhà vua có thịt béo, trong tàu có ngựa
mập mà dân không có gì ăn, trong đồng la liệt kẻ chết đói (Lương Huệ
vương thượng - 4).


Trong bộ Mạnh Tử có tới non một chục chỗ giọng gay gắt như vậy; Hàn
Phi không có khí phách đó vì ông chủ trương tôn quân triệt để; vua dù bất
lực, có lỗi, bề tôi cũng không được phê phán, cho nên trong tác phẩm của
ông, chỉ có mỗi một chỗ ông nặng lời với vua, tức đoạn cuối thiên Nạn
ngôn
:

“… Tuy là hiền thánh thì cũng không thoát chết, không tránh khỏi bị lăng
nhục. Tại sao vậy? Tại khó thuyết phục được kẻ ngu (tức bọn vua hôn ám).
Lời nói phải thì trái tai, phật ý, không phải là hiền nhân, thánh nhân thì
không chấp nhận được”. Nhưng đoạn đó lại bị một số học giả ngờ rằng
không phải của Hàn Phi mà của người sau ngụy tạo, vì nó trái hẳn với
giọng các thiên khác.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.