HÀN PHI TỬ - Trang 229

*
Phong tục xưa và nay khác nhau, biện pháp cũ và mới phải khác nhau.
Muốn dùng chính sách khoan hòa để trị dân thời loạn thì không khác gì
không dùng dây cương và roi mà muốn chế ngự một con ngựa bất kham.
Đó là cái hại của sự bất trí. Nho và Mặc đều khen tiên vương kiêm ái thiên
hạ, coi dân như con

[9]

. Để chứng minh điều đó, họ bảo: “Khi quan tư khấu

(coi việc hình) hành hình thì vua không tấu nhạc; khi báo kẻ bị tử hình đã
chết thì vua rơi lệ”. Họ đem điều đó để khen tiên vương, rồi bảo vua tôi coi
nhau như cha con thì nước trị. Cứ như họ nói thì cha nhân từ, con nhất định
không loạn sao? Theo tình người, không ai yêu con bằng cha mẹ, nhưng
như vậy vị tất con đã không loạn: vậy thì dù vua rất yêu dân đi nữa, làm sao
giữ cho dân không loạn được? Tiên vương yêu dân không hơn cha mẹ yêu
con, mà cha mẹ yêu con vị tất con đã không loạn, thì tiên vương làm sao
cho dân trị được? Vả lại theo pháp luật hành hình, mà vua rơi lệ, như vậy
chứng tỏ rằng vua có lòng nhân từ chứ không phải làm cho nước được trị
(vì nếu nước được trị thì sao còn phải hành hình?) Rơi lệ, không muốn
hành hình, là nhân; nhưng vẫn không thể không hành hình được, đó là pháp
luật. Tiên vương đã cho pháp luật thắng lòng nhân, không theo lòng thương
của mình

[10]

vậy thì rõ ràng là nhân ái không dùng để trị nước được. Lại

thêm, dân chúng đa số phục tùng quyền lực, đạo nghĩa chỉ cảm hoá được
một số ít thôi. Trọng Ni là bậc thánh trong thiên hạ, ông sửa đức, làm sáng
đạo, chu du khắp thiên hạ, nhưng quí lòng nhân, khen lòng nghĩa mà phục
dịch ông thì chỉ có bảy mươi người

[11]

, vì số người quí đức nhân ái vốn ít

mà thi hành đạo nghĩa là việc khó. Cho nên thiên hạ mênh mông như vậy
mà kẻ phục dịch ông chỉ có bảy mươi người, thi hành được nhân nghĩa thì
chỉ có một người (tức Khổng tử). Lỗ Ai Công là hạng vua tồi, quay mặt về
phương nam mà trị dân, thì dân trong nước không ai dám không thuần
phục, vậy dân vốn phục tòng quyền thế mà quyền thế quả là dễ khiến cho
người ta phải phục. Cho nên Trọng Ni mới phải làm bề tôi, Ai Công ngược
lại, được làm vua. Trọng Ni (thờ Ai Công) đâu phải là khen đạo nghĩa của
Ai Công mà chỉ là phục tòng cái thế của ông ta thôi. Xét về đạo nghĩa thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.