Ngày nay khác hẳn. Bên trong thì sĩ dân làm theo ý mình, bên ngoài thì bọn
biện sĩ mượn quyền gây thế lực, trong ngoài đều làm điều gian ác để đợi
cường địch, như vậy chẳng nguy ư? Cho nên quần thần bàn về đối ngoại,
nếu không chia ra hai phe hợp tung và liên hoành thì cũng nhân có mối thù
với nước khác mà mượn sức nước mình để trả thù
. Hợp tung là liên
hợp các nước yếu (tức lục quốc Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề) để đánh
một nước lớn (tức nước Tần); liên hoành là thờ một nước mạnh để đánh các
nước yếu, hai phe đó đều không duy trì được quốc gia. Bọn bề tôi nói
chuyện liên hoành đều bảo: “Không thờ nước lớn thì tất bị địch xâm lược”.
Thờ nước lớn đâu phải là nói suông, tất phải đem bản đồ nước mình và ấn
của các quan giao cho nước lớn xin họ phân phát. Dâng bản đồ thì nước bị
cắt xén, giao ấn thì danh phận bị hạ thấp; đất đai bị cắt xén thì nước yếu đí,
danh phận bị hạ thấp thì chính trị hỗn loạn. Vậy là theo chủ trương liên
hoành để nhờ nước lớn, lợi chưa thấy mà đã mất đất và loạn chính. Bọn bề
tôi nói chuyện hợp tung đều bảo: “Không cứu nước nhỏ mà đánh nước lớn
thì thiên hạ sẽ bị thôn tính, mà thiên hạ mất thì nước mình nguy, nước nguy
thì vua hoá thấp hèn”. Cứu nước nhỏ đâu phải là nói suông, phải đem binh
đánh nước lớn. Cứu nước nhỏ chưa chắc đã bảo tồn được nước đó mà đánh
nước lớn vị tất đã không có sự sơ hở (?), có sự sơ hở thì sẽ bị nước mạnh
chế ngự. Xuất quân thì quân thua, lui về cố thủ thì thành bị phá. Vậy là theo
chủ trương hợp tung để cứu nước nhỏ, lợi chưa thấy mà đã mất đất, thua
quân. Kẻ chủ trương thờ nước mạnh chỉ mong nhờ thế lực nước ngoài để
có quan chức lớn ở trong nước
; kẻ chủ trương cứu nước nhỏ chỉ mong
mượn thế lực của nước mình mà cầu lợi ở nước ngoài
. Quốc gia chưa
được lợi gì mà họ đã được đất phong, lộc hậu; địa vị của vua bị hạ thấp mà
quyền thế của bề tôi lại thêm cao, đất đai của quốc gia bị cắt xén mà nhà
riêng (của bề tôi) thì giàu thêm. Việc thành thì họ nắm quyền mà được
trọng dụng hoài; việc hỏng thì họ cũng giàu có rồi, lui về mà hưởng. Còn
bậc vua chúa nghe lời họ, việc chưa thành, tước lộc của họ đã thêm cao,
việc hỏng thì lại không giết họ, thành thử kẻ sĩ du thuyết không người nào
không dùng những lời hão huyền để cầu may, được tước lộc. Tại sao lại