chức những cuộc đi săn để nhân thể chấn chỉnh hàng ngũ; mùa thu cũng
nhân những cuộc đi săn mà luyện tập binh sỹ.
4./ Về quốc chế, sự tổ chức cũng hết sức nghiêm mật: năm nhà thành một
quĩ, mười quĩ thành một lý, bốn lý thành một liên, mười liên thành một
hương; như vậy mỗi hương gồm hai ngàn (5x10x4x10) người.[5]
Ông cho bốn hạng dân (sỹ, nông, công, thương) ở trong những khu riêng:
bọn sỹ ở những khu yên tĩnh, bọn công nhân ở gom lại gần những quan nha
dinh thự, bọn thương nhân ở những vùng thị tứ, còn nông dân quy tụ ở điền
dã; như vậy con em dễ luyện tập quen tay nghề, không vất vả mà còn nhiều
kết quả.
5./ Trong bộ Quản tử có nhiều thiên bàn về pháp luật như: Bản pháp, Lập
pháp, Pháp cấm, Trọng lệnh, Pháp pháp...,và có tác giả như Tiêu Công
Quyền trong bộ Trung Quốc chính trị tư tưởng sử (Trung hoa văn hóa xuất
bản - 1961) căn cứ vào đó mà cho rằng Quản Trọng đã lập ra một học
thuyết rất hoàn bị về pháp luật, xét về đủ các vấn đề:
- Lập phát là quyền của vua, quy tắc lập pháp là phải lấy tình người và phép
trời làm tiêu chuẩn;
- Hành pháp thì phải chuẩn bị, công bố cho rõ ràng, thi hành cho nghiêm
chỉnh, đừng thay đổi hoài, mà phải chí công vô tư, "vua tôi sang hèn đều
phải theo luật pháp", thưởng phạt phải nghiêm minh, tóm lại nếu "danh
chính, phép hoàn bị thì bực minh quân chẳng có việc gì phải làm nữa, vô vi
mà được trị".
Chúng tôi nghĩ điều đó khó tin được, tác giả Quản tử đã đem tư tưởng của
các Pháp gia đời Chiến Quốc mà gán cho Quản Trọng đấy thôi. Đại khái
chúng ta chỉ có thể căn cứ vào câu này của Tư Mã Thiên "Người trên có
pháp độ thì sáu người thân mới được yên ổn" đoán rằng Quản Trọng trọng
pháp luật, đặt ra một số cấm lệnh và mong rằng người trên (vua, quan, cha,
anh) theo đúng lẽ làm gương cho người dưới, như vậy xã hội mới có trật tự
được.
6 / Ông chủ trương tôn quân như mọi tư tưởng gia thời Xuân Thu, nhưng
sự tôn quân của ông có điểm khác với Nho gia. Chẳng hạn Khổng tử, sinh
sau Quản Trọng khoảng trăm rưỡi năm, tôn quân vì vua là người được nhận