HÀN PHI TỬ - Trang 31

được chuyên dùng bốn chục năm mà chỉ giúp Hoàn công lập được nghiệp
bá, thì tài chưa gọi là cao. Đức độ và kiến thức Mạnh tử quả chưa bằng
Khổng tử; ông ta chưa biết rằng thời Quản Trọng, Trung Quốc chưa loạn
lạc lắm, chế độ phong kiến còn khá vững, chư hầu, ngay cả Tề vẫn còn tôn
trọng nhà Chu, chưa có vấn đề phải thống nhất như sau này.
TỬ SẢN
Tử Sản sinh sau Quản Trọng một trăm năm, cầm quyền nước Trịnh từ -554
đến khi chết -523 (hay -522); vậy có thể lớn hơn Khổng tử ba bốn chục tuổi
(Khổng tử sinh năm -551).
Ông là một công tôn (cháu vua, ngành thứ) của nước Trịnh, tên là Kiều,
nên thường gọi là Công tôn Kiều. Trịnh thời đó là một nước nhỏ, thịnh về
thương mại, có nhiều tân địa chủ, nằm kẹp giữa hai nước mạnh: Tấn ở Bắc,
Sở ở Nam, lại thêm phía Tây có Tần, phía đông có Tống, Tề, Lỗ, thành một
cái đích cho mọi mũi tên nhắm vào, thường bị lân bang xâm phạm, khó mà
tự cường được, cố giữ được cho khỏi bị diệt vong là may.
Đã vậy, triều đình lại hỗn độn, quyền hành ở trong tay bọn công tử, công
tôn, họ hoành hành, tranh dành ngôi vua, chém giết nhau, có kẻ muốn nhờ
cậy Tấn hoặc Sở tiêu diệt kẻ địch của mình để đưa mình lên ngôi nữa.
Tủ Sản có lòng ái quốc cao, hồi trẻ chuyên tâm học hỏi, lớn lên lưu ý tới
việc nước, không chủ trương dùng võ lực mà dùng ngoại giao để cứu nước.
Nhờ học rộng, có tài ngoại giao, mà tư cách lại cao, ông được các chính trị
gia đương thời (như Án Anh ở Tề, Quý Trát ở Ngô, Thúc Hướng ở Tấn...)
quý trọng, các nước khác không gây sự với Trịnh nữa. Trong nước ông
cương quyết và ngay thẳng áp dụng Pháp chế, tỉa lần bọn thế gia hào phiệt
mà an định được xã tắc. Khi đặt ra một luật lệ mới, ông để cho dân tự do
phê bình. Ông lập ra nhiều "hương hiệu" (trường làng), dân thường tới đó
bàn về chính sự. Có người khuyên ông nên dẹp đi, ông bảo: "Tại sao lại
dẹp? Cứ để cho dân tới mà bàn bạc, đưa ý kiến. Dân thích điều gì thì ta
theo, không thích thì ta sửa đổi, dân là thầy của chúng ta mà".
Ông tôn trọng dư luận như vậy lại thương dân nữa, có một lần cho người
dân ngồi xe ông để qua sông. Mạnh tử chê rằng làm chính trị sao mà lo ban
những ân huệ nhỏ mọn cho dân như vậy, thì giờ đâu mà lo việc lớn nữa;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.